Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách - Bí quyết và cách chọn chậu tắm

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách vậy tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào trong ngày thì tốt nhất. Cùng Blog mầm non tìm hiểu về cách tắm cho trẻ sơ sinh tai nha. có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không ở nhà bạn ai là người thường tắm cho con? cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách - Bí quyết và cách chọn chậu tắm
Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách - Bí quyết và cách chọn chậu tắm


Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách xin chào các bạn, tôi là Kitano Keitaro. Hiện tôi đang quản lý website Papayaru (tạm dịch: “Làm cha”) - một website về cách nuôi dạy con cái từ cái nhìn của nam giới.

Gần đây, mọi người xung quanh tôi như bị cuốn vào cơn lốc “sinh con”, bởi vậy mà cơ hội tiếp xúc với trẻ sơ sinh của tôi cũng tăng nhanh chóng. Điều này làm tôi nhớ lại hồi tôi tắm cho con lúc con tôi còn bé tí. Do đó, trong bài viết lần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những điều mà các ông bố cần lưu ý cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách cho con mình.

Bàn tay to lớn vững vàng của bố đem lại cảm giác an toàn cho trẻ nhỏ. cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách


nên tắm cho trẻ ngày mấy lần
nên tắm cho trẻ ngày mấy lần

Nên tắm cho trẻ ngày mấy lần Mỗi một quốc gia đều có những phong tục và kiêng kỵ riêng khi tắm cho trẻ sơ sinh. Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách tại Nhật Bản, mọi người thường dùng chậu tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để tắm cho con cho đến khi bé được khoảng 1 tháng tuổi. Sau đó, nếu trẻ được bác sỹ khám định kỳ thông báo rằng không gặp phải vấn đề về sức khỏe thì bé sẽ được bố mẹ cho tắm trong bồn cùng người lớn.

Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn khá yếu nên các bé cần được tắm trong chậu tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh. Và tất nhiên, dù đã trên 2 tháng tuổi thì bạn vẫn có thể cho con tắm trong chậu tắm chuyên dụng cho bé.


Thêm vào đó, dù cho con tắm trong chậu tắm chuyên dụng hay tắm chung bồn tắm với người lớn hay cho con tắm bằng vòi hoa sen thì có thể nói rằng bố vẫn là người phù hợp cho nhiệm vụ này hơn vì bàn tay của đàn ông bao giờ cũng to và vững chắc hơn phụ nữ.

Tuy rằng khi vừa chào đời, cân nặng của trẻ nhỏ chỉ vào khoảng 3 - 4 kg, thế nhưng việc dùng một tay đỡ toàn thân bé, một tay giúp bé rửa ráy cơ thể lại cần lực cánh tay nhiều hơn bạn nghĩ. Thêm vào đó, lúc này phần cổ của trẻ còn chưa cứng cáp nên chúng ta càng phải cẩn thận khi tắm cho bé. Vào những lúc như thế này, bàn tay to lớn vững chãi của bố sẽ đem lại cảm giác vững vàng và an toàn cho trẻ.

Ngoài ra, việc cho con bú hoặc dỗ con ngủ thường do vợ bạn đảm nhiệm, bởi vậy cánh đàn ông chúng ta cũng nên san sẻ việc tắm cho con cho vợ đỡ mệt.


Hồi con trai tôi mới 1 tuổi, tôi đã từng đăng một bài viết có tên là “5 điều mà các ông bố nên làm trước khi con tròn 1 tuổi” trên website Papayaru của mình. Trong đó, điều mà tôi nghĩ bất cứ ông bố nào cũng nên thử làm chính là tắm cho con. Cứ mỗi lần nhìn thấy con tỏ ra khoan khoái khi được bố tắm rửa cho là tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Trông cu cậu yêu lắm. Phải nói rằng đó là những giây phút mà tôi chẳng bao giờ có thể quên được.

Nên trải sẵn quần áo để có thể mặc ngay cho con sau khi tắm xong


trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm
trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm

Sau đây là vài bí quyết khi tắm cho con, mong rằng chúng sẽ giúp ích cho các bạn.

Điều đầu tiên mà bạn cần lưu ý là cần điều chỉnh nhiệt độ nước tắm cho con luôn ở mức 38 - 39 độ (hơi cao hơn so với thân nhiệt cơ thể). Thêm vào đó, nước tắm trong chậu có thể nguội đi trong quá trình bạn tắm cho con. Bởi vậy, cần lưu ý bổ sung nước ấm vào chậu hoặc thay nước ấm mới để con bạn không bị lạnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên trải sẵn quần áo định mặc cho con trước khi cho con đi tắm. Sau khi cho con tắm xong, bạn nên dùng khăn tắm lau người con rồi nhanh chóng mặc quần áo cho bé. Do cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên bạn cần lưu ý không để con bị nhiễm lạnh.

Khi tắm cho con, bạn nên dùng khăn xô và sữa tắm chuyên dụng cho trẻ nhỏ nhẹ nhàng tắm sạch toàn thân cho bé. Lưu ý không nên kỳ quá mạnh tay. Bạn cứ thử làm rồi sẽ biết, cảm giác tắm cho con rất tuyệt đấy.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách - các loại chậu tắm cho trẻ nhỏ



nên tắm cho trẻ sơ sinh mấy lần 1 tuần
nên tắm cho trẻ sơ sinh mấy lần 1 tuần
Chậu tắm cho bé là vật dụng mà con bạn sẽ cần đến ngay khi bé vừa chào đời, do đó chúng ta nên chuẩn bị sẵn từ sớm. Vợ bạn thường khá mệt mỏi khi mang thai bởi vậy sẽ tốt hơn nếu bạn giúp cô ấy chọn mua những món đồ dành cho con, ví dụ như chậu tắm...


Tuy nhiên, nếu đây là lần đầu bạn được làm bố, có lẽ việc chọn đồ cho con sẽ khiến bạn khá đau đầu vì thậm chí bạn còn chưa được gặp mặt bé lần nào. Trên thị trường hiện nay có đến hàng trăm loại chậu tắm khác nhau cho trẻ nhỏ, bởi vậy việc lựa chọn loại chậu phù hợp nhất với con chẳng phải là chuyện dễ dàng gì. Sau đây, tôi sẽ giới thiệu một số chủng loại chậu tắm cho trẻ nhỏ đang khá được ưa chuộng và đặc tính của chúng để các bạn tham khảo.

Chậu tắm ngồi truyền thống - Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Loại chậu tắm dài truyền thống thường được làm từ nhựa. Có thể nói đây là loại chậu phổ biến nhất trên thế giới. Bạn có thể dễ dàng đặt loại chậu tắm này trong phòng tắm hay trong nhà để tắm cho con. Sẽ rất tiện để tắm cho con trong những ngày trời lạnh. Tuy nhiên, nhược điểm của loại chậu này là khá cồng kềnh. Nếu lựa chọn loại chậu tắm này, bạn nên sử dụng chậu Flexi Bath của hãng Stokke - một nhãn hiệu khá nổi tiếng về đồ dùng cho trẻ nhỏ của Na Uy. Loại chậu tắm này có thể gấp gọn nên rất phù hợp với những căn hộ nhỏ. Khi không dùng đến, bạn chỉ cần gấp lại và cho vào tủ là xong.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách - Chậu tắm bằng phao thổi hơi

Đây là loại chậu tắm thổi hơi khá tiện lợi. Thành chậu mềm giúp trẻ nhỏ không bị đau khi lỡ chạm phải, đồng thời cũng giúp bố mẹ không bị đau tay khi tì lâu vào thành chậu lúc tắm cho con. Và tất nhiên, khi không dùng đến, bạn cũng chỉ cần xả hết hơi ra và cất vào tủ. Nếu lựa chọn loại chậu tắm này, bạn có thể cân nhắc dùng chậu Baby Soft Bath của hãng Richell…

Chậu tắm có thể để vừa bồn rửa bát - Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Đây là loại chậu tắm khá tiện dụng do có thể trực tiếp thêm nước hay xả nước vào chậu trong khi cho con tắm. Tuy vậy, bạn chỉ nên sử dụng loại chậu tắm này khi vòi nước nhà bếp của gia đình bạn có thể điều chỉnh được nhiệt độ.

Trên đây là 3 loại chậu tắm khá được ưa chuộng tại Nhật trong thời gian gần đây.

Tuy vậy, hồi con tôi còn bé, nhà tôi đã dùng loại chậu Tummy Tub của Đức. Có lẽ có nhiều bạn sẽ cảm thấy kinh ngạc vì hình dạng khá lạ mắt của chậu, nhưng thực ra thì loại chậu này lại khá phổ biến ở Đức. Ưu điểm hàng đầu của loại chậu này là hạn chế thấp nhất khả năng trẻ bị ngộp nước. Tuy vậy, loại chậu này cũng có khuyết điểm là đựng được ít nước nên nước tắm mau nguội. Trên website Papayaru của tôi cũng đã từng đăng bài viết về ưu điểm và khuyết điểm của loại chậu này. Nếu muốn tham khảo thêm, bạn có thể tìm đọc trong link dưới đây.

Papayaru

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm đọc thêm những bài viết xoay quanh chủ đề tắm cho con của World Mommy dưới đây. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn cho vai trò “làm bố” mới mẻ này.
Tác giả: Keitaro Kitano
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2