Chương trình giáo dục mầm non mới nhà trẻ mới nhất năm 2018

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
(Ban hành kèm theo Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục mầm non)

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG MỤC TIÊU GIÁO DỤC MẦM NON

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Chương trình giáo dục mầm non mới nhà trẻ mới nhất năm 2018
Chương trình giáo dục mầm non mới nhà trẻ mới nhất năm 2018

B. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

I. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC MẦM NON

- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.

- Chương trình giáo dục mầm non mới phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung  cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

II. YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON


- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục mầm non phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm - sinh lý; tạo môi trường giáo dục nhà trẻ gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.

- Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. 

Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. 

Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.

III. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày.

A. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRẺ MỤC TIÊU

Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ.

I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.
- Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.
- Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).
- Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.
- Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.

II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

- Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
- Có sự nhạy cảm của các giác quan.
- Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản.

- Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc.

III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.
- Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ.
- Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói.
- Hồn nhiên trong giao tiếp.

IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ

- Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.
- Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.
- Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.
- Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình; thích nghe đọc thơ, kể chuyện....3

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

I. PHÂN PHỐI THỜI GIAN

Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hàng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ. Thời điểm nghỉ hè, lễ, tết, nghỉ học kì theo qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT

Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lý ở các cơ sở giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những nền nếp, thói quen tốt và thích nghi với cuộc sống ở nhà trẻ.


Chú ý: Đây là bản xem thử online Chương trình giáo dục mầm non mới nhà trẻ mới nhất năm 2018. Các thầy cô xin hãy chọn download miễn phí ở bên dưới để xem bản đẹp dạng pdf. Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình giáo dục mầm non mới nhà trẻ mới nhất năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở dưới

Blog mầm non cũng như các thư viện tài liệu giáo án mầm non khác được các thành viên giới thiệu hoặc do Blog mầm non tìm kiếm lại và giới thiệu lại cho các bạn với mục đích nghiên cứu , Blog mầm non không thu phí từ thành viên, nếu phát hiện nội dung vi phạm bản quyền hoặc vi phạm pháp luật xin thông báo cho website, Ngoài thư viện tài liệu giáo án mầm non hay sáng kiến kinh nghiệm này, bạn có thể download tài liệu, bài tập lớn phục vụ học tập Một số tài liệu tải về mất font không xem được, có thể máy tính bạn không hỗ trợ font củ, bạn tải các font .vntime củ về cài sẽ xem được.
. Bạn có thể giáo án mầm non này , hoặc tìm kiếm các giáo án mầm non khác tại đây : tìm kiếm giáo án mầm non tại Blog mầm non

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2