Tâm sự của người mẹ có con tự kỷ - Có nên giấu?

Đã 20 năm trôi qua những tôi vẫn nhớ như in cảnh mẹ bé A vừa khóc vừa bộc bạch “Con tôi mắc bệnh tự kỷ” trong buổi họp phụ huynh ở nhà trẻ mà con gái tôi theo học. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm lớp cũng bắt đầu bật khóc còn mọi người thì trở nên im lặng.

Tâm sự của người mẹ có con tự kỷ - Có nên giấu?
Tâm sự của người mẹ có con tự kỷ - Có nên giấu?


Thế nhưng, bây giờ nghĩ lại, tôi lại cho rằng giáo viên chủ nhiệm thực ra không cần thiết phải khóc lên như vậy. Bởi vì hồi đó mọi người vẫn chưa biết nhiều về căn bệnh tự kỷ nên hành động này khiến các phụ huynh có mặt lúc đó nghĩ rằng “À, bé A đang mắc phải một căn bệnh rất đáng sợ”.

Tình trạng của con cần được phía trường học hiểu và giúp đỡ

Có nên giãi bày với mọi người xung quanh tình trạng của con mình? Nên nói vào lúc nào, phải nói như thế nào và nên nói với ai? Có lẽ đây là nỗi niềm trăn trở mà hầu hết các bậc phụ huynh có con mắc khuyết tật phát triển (như bệnh tự kỷ…) đang gặp phải.

Thế nhưng, bạn cần nhớ rằng sự thấu hiểu và giúp đỡ từ mọi người xung quanh là điều tất yếu cần có để trẻ khuyết tật phát triển có thể hòa nhập vào cuộc sống tại trường học cũng như ngoài xã hội. Chính vì vậy mà trước khi con nhập học, bạn không nên ngại ngần khi giải thích tình trạng của con với phía trường học để con có thể nhận được sự thấu hiểu và giúp đỡ, quan tâm từ phía nhà trường.

Tâm sự của người mẹ có con tự kỷ - Có nên giấu?

Có nên cho các phụ huynh khác trong lớp biết về tình trạng của con?

Một điều khác cũng khiến chúng ta phải đau đầu không kém là có nên cho các phụ huynh học sinh khác biết về tình trạng của con hay không.

Thực ra, bạn nên thẳng thắn nói cho các phụ huynh khác về tình trạng của con mình trước khi con nhập học.

Khi học tại trường mẫu giáo, những hành động khác biệt của trẻ khuyết tật phát triển có thể vẫn chưa quá rõ ràng. Thế nhưng khi vào tiểu học, trẻ nhỏ sẽ bắt đầu để ý đến xung quanh mình nhiều hơn. Vào lúc này, trẻ khuyết tật phát triển có thể sẽ bị bạn bè xung quanh cho là “đứa trẻ kỳ lạ” và khả năng bị bắt nạt cũng sẽ cao hơn.

Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên nhờ giáo viên và các phụ huynh học sinh giải thích về tình hình của con cho các bạn học của con từ trước để các bé có thể hiểu, thông cảm và đối xử một cách khoan dung với con hơn. Trên thực tế thì sự thấu hiểu và khoan dung của bạn bè đồng trang lứa còn quan trọng đối với trẻ khuyết tật phát triển hơn cả sự thấu hiểu và chăm sóc của người lớn.

Tâm sự của người mẹ có con tự kỷ - Có nên giấu?

Nói về “khuyết tật phát triển” như “cá tính riêng” của con

Khi bộc bạch về tình trạng của con, điều quan trọng là bạn không nên khiến người nghe có ấn tượng rằng “À, khuyết tật phát triển là một căn bệnh nguy hiểm” giống như trong trường hợp tôi đã đề cập đến ở đầu bài viết.

Bạn nên giải thích theo cách khiến người nghe cảm nhận rằng khuyết tật phát triển không phải là “bệnh” mà là “cá tính riêng” của con bạn. Thêm vào đó, thay vì nói những điều mơ hồ về khuyết tật phát triển, bạn nên nói một cách cụ thể để mọi người dễ hiểu hơn. Ví dụ như, “Con tôi có thể tuân thủ các quy định nhưng bé hiểu và lý giải chúng hơi chậm”, “Con tôi không giỏi nhận biết khoảng cách thích hợp khi tiếp xúc với mọi người, nên đôi lúc bé sẽ tiến gần mọi người hơn mức cần thiết hoặc có lúc lại không nhìn vào mắt mọi người”, “Con tôi rất dễ bị kinh ngạc, các âm thanh hay giọng nói lớn có thể khiến bé trở nên bối rối và sợ hãi”…

Tâm sự của người mẹ có con tự kỷ - Có nên giấu?
Tâm sự của người mẹ có con tự kỷ - Có nên giấu?

Nói về tình trạng của con một cách tự nhiên và chắc chắn

Bạn nên nói về tình trạng của con như thể mọi người đương nhiên sẽ thấu hiểu và giúp đỡ con mình. Thái độ này có thể sẽ khiến một bộ phận người nghe cảm thấy phản cảm nhưng bạn không cần thiết phải cảm thấy ngại ngùng hay bối rối. Bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ gặp một hai vấn đề trong suốt quãng thời gian học tập của mình. Bởi vậy, bạn nên nói về con mình một cách tự nhiên và bình thản như thể bạn là mẹ của một đứa trẻ hay gặp rắc rối.
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2