Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ làm quen văn học

 Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2021 – 2022. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho  cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ trẻ. Hình thành nên nhân cách con người nó trực tiếp tới tâm hồn trẻ thơ. Trẻ được làm quen với vạn vật xung quanh tre về thiên nhiên, các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu.

Các câu chuyện cổ tích thần kỳ, các bài thơ hay, ca dao đồng dao,  hò vè vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã áp dụng thử  và đã thành công tại lớp mình phụ trách về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở lớp trường mầm non. Năm học 2021 – 2022

Trong một thời gian áp dụng thử bằng những biện pháp và đã đạt được kết quả tốt trên trẻ tại lớp mình phụ trách

Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện

*Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn những tác phẩm văn học phù hợp với trẻ ở lớp

Hình ảnh: Hoạt động học đồng dao “rềnh rềnh ràng ràng” của cô và trẻ

*Biện pháp 2: Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua các câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao

Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên tôi phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 

Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy tôi đã đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy để mang lại kết quả cao.

- Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ.

- Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn họ có thể chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình, hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất thu hút và gây hứng thú hơn cho trẻ. Với câu chuyện “Một bó hoa tươi thắm” tôi đã xây dựng một đoạn phim hoạt hình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn cho trẻ đóng kịch theo nội dung cốt truyện.

- Năm hoc 2021 – 2022 tiếp tục thực hiện chuyên giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được tự khám phá và đặt câu hỏi đối với các bài thơ, câu chuyện, đồng dao, ca dao mà trẻ chưa được rõ về nội dung

- Sau đây là một hoạt động học lấy trẻ làm trung tâm mà tôi đã thực hiện ở lớp mình được phân công phụ tránh.

*Biện pháp 3: Giáo dục cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua các môn học khác

Ví dụ: Môn khám phá khoa học: cho trẻ "Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình" hay “Tìm hiểu một số kiểu nhà” tôi lồng vào cho trẻ đọc bài thơ "Cái bát xinh xinh", "Em yêu nhà em”.Tìm hiểu về nghề nông thì dẫn  vào bài bằng câu chuyện “Hai anh em”, “sự tích quả dưa hấu”.

Tìm hiểu một số loại rau tôi dẫn dắt vào bài với câu chuyện “Rau nào cũng có ích” tôi gây hứng thú bằng vở kịch rối que trẻ rất hứng thú và đã biết được tên số  loại rau và lợi ích của các loại rau đối với con người

Hình ảnh: Cô kể chuyện bằng rối que cho trẻ nghe

Ví dụ: Môn toán dạy phải trái trước sau thì cho trẻ đọc bài thơ “Con vỏi con voi” hay dạy số lượng 4 tôi cho trẻ chơi trò chơi “Lấy rau củ quả theo yêu cầu của cô” với số lượng là 4 tôi cho trẻ đọc kết hợp bài thơ “Họ rau”

Hình ảnh: Trẻ đi lấy rau củ quả theo yêu cầu của cô với số lượng 4

Ví dụ: Môn âm  nhạc: Dạy trẻ hát vận động "Cháu yêu bà".Cô giáo lồng vào cho trẻ đọc bài thơ "Giúp bà" để  trẻ biết được tình cảm của bà dành cho trẻ, hay dạy hoạt động âm nhạc “Bầu và bí” tôi gây hứng thú cho trẻ bằng bài thơ “Bác bầu, bác Bí”để trẻ khắc sâu tình cảm thương yêu nhau của trái bầu và trái bí

Hình ảnh: Cô và trẻ đọc thơ trong giờ âm nhạc

Ví dụ: Môn tạo hình đề tài “Vẽ ngôi nhà” tôi có thể cho trẻ đọc bài thơ “Em yêu nhà em” để trẻ tưởng tượng ra hình ảnh của ngôi nhà có vườn rau, ao cá, có đàn gà để  trẻ tưởng tượng và vẽ được ngôi nhà đẹp. hay hoạt động "Trang trí bưu thiếp tặng cô nhân ngày 20/11" để gây hưng thú cho trẻ vào tiết học cô và trẻ cùng đọc bài thơ "Bó hoa tặng cô" để trẻ khắc sâu những tình cảm của mình với cô giáo với những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa

Ví dụ: Môn thể dục: Khi chơi trò chơi cô cho trẻ đọc bài đồng dao hoặc ca dao như “Mèo đuổi chuột”, “Lộn cầu vồng” sao cho có nhịp điệu nhanh, dí dỏm giúp trẻ thực hiện tốt các động tác của bài thể dục.

* Biện pháp 4: Giáo dục cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi:

Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có thể tiến hành ở mọi lúc mọi nơi khi đi dạo chơi, khi thăm quan trải nghiệm, hoạt động ở góc sách truyện, hoạt động ngoài trời, vệ sinh cá nhân, giờ ăn, giờ ngủ trưa…

- Vào những giờ chơi ngoài trời tôi cho trẻ xem tranh chuyện cùng cô và cô kể chuyện cho trẻ nghe

- Giờ hoạt động chơi trong các góc cô cho một số trẻ về góc xem truyện tranh truyện, tập kể chuyện sáng tạo, cho trẻ đọc thơ kết hợp từ và hình ảnh

Hình ảnh: Trẻ xem sách truyện trong giờ chơi trong các góc

- Vào giờ vệ sinh rửa tay, rửa mặt của trẻ, trước giờ vào vệ sinh tôi lồng vào đọc bài thơ "Rửa tay " giúp trẻ chú ý hơn trong việc thực hiện vệ sinh rửa tay, lau mặt tốt có hiệu quả.

Xem thêm: Biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non 4-5 tuổi

- Trong lúc chờ bàn ăn cơm cô có thể cho trẻ ôn lại hoặc làm quen một số bài thơ đã học nói về các loại thực phẩm hay giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm đó như bài thơ “Mỗi ngày đến lớp

- Trong giờ ngủ trưa, trước giờ đi ngủ cô cho trẻ đọc bài thơ "Đi ngủ" hoặc bài thơ "Giờ đi ngủ" qua đó trẻ hiểu và có ý thức trong giờ ngủ trưa.

Biện pháp 5: Giáo dục các hoạt động văn học cho trẻ lồng ghép tuyên truyền với phụ huynh

Công tác phối kết hợp phụ huynh và nhà trường là một vấn đề rất quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế tôi đưa vào trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn làm quen với văn học từ đó để đưa ra biện pháp cụ thể. 

Bằng cách cô ghi các nội dung bài thơ, câu chuyện ở góc tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh theo dõi và về nhà kiểm tra trẻ qua các nội dung trẻ đã học. Động viên phụ huynh cung cấp sách chuyện tranh ảnh cho trẻ. Hàng ngày giờ đón trả trẻ cô gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc tiếp thu trên ở lớp của trẻ để kết hợp phụ huynh có biện pháp giúp đỡ trẻ, bồi dưỡng cho trẻ.

Hình ảnh: Cô giáo tuyên truyền với phụ huynh về các bài thơ câu chuyện, đồng dao, ca dao

Căn cứ vào quá trình thực hiện và kết quả đạt được của trẻ cho thấy việc nâng cao chất lượng giáo dục văn học cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp trường mầm non vào các hoạt động hàng ngày là không thể thiếu, nhằm góp phần trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ. 

Sau khi thực hiện sáng kiến với những kinh nghiêm này tôi có thể áp dụng đến trẻ vào những năm học tiếp theo. Khả năng áp dụng được ở các lớp 4 tuổi trong trường mầm non và có thể áp dụng trong toàn huyện

Xem thêm: Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ cái

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2