Giáo án sinh hoạt chuyên môn cấp thành phố Chủ đề: Tết và mùa xuân

Giáo án Sinh hoạt chuyên môn cấp thành phố. Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Đề tài: Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ

Hoạt động: Âm nhạc

Đề tài: Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề

Chủ đề: Tết và mùa xuân

Đối tượng: Trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết hát, biểu diễn các bài hát đã học trong chủ điểm Tết và mùa xuân: "Bánh chưng xanh", "Bé đón Tết sang", "Xúc xắc xúc xẻ", "Tết đong đầy"

- Trẻ  lắng nghe cô hát bài hát "Xuân đẹp làm sao"  hiểu nội dung bài nghe hát và hưởng ứng cùng cô.

- Trẻ biết chơi trò chơi dân gian và trò chơi âm nhạc "Tiếng trống Xuân"

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng hát, hát nối.

- Rèn kỹ năng vận động minh họa, vận động theo tiết tấu, cảm thụ âm nhạc.

- Rèn kỹ năng hoạt động đội nhóm, giao lưu phối hợp giữa các đội.

- Rèn phản xạ nhanh nhẹn khi tham gia các trò chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ mạnh dạn, tích cực, hào hứng tham gia biểu diễn văn nghệ.

- Giáo dục trẻ yêu quý mùa xuân và tết cổ truyền của dân tộc.

Giáo án sinh hoạt chuyên môn cấp thành phố Chủ đề: Tết và mùa xuân

II. CHUẨN BỊ

- Địa điểm: Lớp MG 4-5T B3, Trường Mầm non

* Đồ dùng của cô

- 3 bảng dự án tiết mục có hình ảnh mô phỏng các bài hát, hình ảnh các đạo cụ biểu diễn và hình ảnh dụng cụ âm nhạc.

- Nhạc các tiết mục "Bánh chưng xanh, Bé đón Tết sang, Xúc xắc xúc xẻ, Tết đong đầy, Xuân đẹp làm sao"

- Trang phục áo dài, trang phục biểu diễn

- Trống, bản thu âm "Xuân đẹp làm sao" cô hát lần 2

* Đồ dùng của trẻ.

- Trang phục, dụng cụ âm nhạc: phách, mõ, sắc xô, đàn ghi ta, micro... và đạo cụ biểu diễn: bánh trưng, hoa đào, hoa mai, đèn lồng, đầu lân, câu đối...

- Ghế ngồi đầy đủ.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Gây hứng thú.

"Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè Tết đến

Bạn bè thân mến

Cùng nhau sum vầy

Sức khỏe tràn đầy

Gia đình hạnh phúc

Nhà nhà sung túc

Mừng đón xuân sang.

Chúng con B3

Hoan ca chào đón"

- Chào mừng quý vị khách quý, các cô giáo cùng các bạn nhỏ đến với chương trình giao lưu văn nghệ “Xuân yêu thương” của lớp MG 4-5 tuổi B3 ngày hôm nay.

- Chương trình của chúng ta hứa hẹn sẽ có rất nhiều tiết mục và phần trình diễn đặc sắc.

- Để biết trong chương trình hôm nay, các bạn biểu diễn các tiết mục về chủ đề gì, cô mời các con cùng quan sát khung cảnh  xung quanh lớp học có gì khác biệt hơn so với hàng ngày.

Vậy bạn nào có thể đoán chủ đề hôm nay chúng mình sẽ biểu diễn là gì nào?

Cô chốt: Mùa xuân về có ngày Tết Nguyên Đán, đó là khoảnh khắc đẹp nhất trong năm. Không khí ấm áp, cây cối lại đâm chồi, nảy lộc.

Trong ngày Tết, các bạn nhỏ được lì xì và mặc áo đẹp, đi du xuân đón năm mới, được đón giao thừa. Tết Nguyên đán là dịp nghỉ ngơi của mọi người sau một năm lao động mệt nhọc, là thời khắc đón chào một năm mới với bao điều hạnh phúc và ước mơ. 

Chúng ta đã sẵn sàng để bắt đầu chương trình chưa?

2. Bài mới:

2.1 Hoạt động biểu diễn âm nhạc:

* Hát tập thể lớp: “Bánh chưng xanh”

- Và đầu tiên để không khí lớp học sôi nổi hơn nữa, cô mời tất cả các bạn nhỏ sẽ cùng ca vang lời ca tiếng hát bài hát “Bánh chưng xanh” sáng tác Phi Long. Chúng ta sẽ cùng hát theo hình thức hát nối nhé.

+ Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

Để buổi giao lưu văn nghệ thêm hấp dẫn và sinh động cô chia lớp thành 3 đội, các đội sẽ tự thảo luận đặt tên cho đội mình và tìm ra những tiết mục hay, đặc sắc nhất để biểu diễn bằng cách:

- Cô có 3 bảng dự án, các đội hãy lên lấy bảng dự án của đội mình và về nhóm thảo luận đặt tên cho đội và chọn những hình ảnh mô phỏng bài hát, chọn hình thức biểu diễn, chọn đạo cụ, dụng cụ âm nhạc mà đội mình sẽ biểu diễn dán sang phần bảng phía bên phải của bảng dự án. Sau đó bạn đội trưởng các đội lên giới thiệu tên đội, tiết mục cùng đạo cụ mà đội mình sẽ thể hiện.

+ Thời gian thảo luận cho các đội là 1 phút

- Sau khi các đội thảo luận xong, đại diện 3 đội sẽ nói tên đội, tiết mục biểu diễn cùng đạo cụ, dụng cụ âm nhạc của đội mình.

- Các đội biểu diễn tiết mục vừa thảo luận:

*Hát - Vận động minh họa “Bánh chưng xanh”.

- Mở đầu chương trình đội Mai vàng sẽ hát kết hợp vận động minh họa bài hát  “Bánh chưng xanh”. Nhạc và lời: Phi Long

+ Cô mời trẻ nhận xét.

+ Cô nhận xét chung và tuyên dương.

* Biểu diễn nhảy hiện đại bài “Tết đong đầy”

- Tiếp theo chương trình mời quý vị đón chờ tiết mục của đội  Lucky với bài nhảy hiện đại: “Tết đong đầy”. Sáng tác Kay Trần, Nguyễn Khoa

+ Cô mời trẻ nhận xét.

+ Cô nhận xét chung và tuyên dương.

* Hát song ca – nhóm phụ họa bài “Xúc xắc xúc xẻ”

- Và tiết mục tiếp theo trong chương trình hôm nay sẽ là 1 tiết mục vô cùng dễ thương kết hợp với các dụng cụ âm nhạc để tạo nên những âm thanh tiết tấu hấp dẫn. Ca khúc  “Xúc xắc xúc xẻ” – Nhạc và lời Nguyễn Ngọc Thiện biểu diễn đội Lì Xì Đỏ

+ Cô mời trẻ nhận xét.

+ Cô nhận xét chung và tuyên dương.

* Múa: “Bé đón tết sang”

- Còn rất nhiều những bài hát về chủ đề "Tết mùa xuân" đang chờ chúng mình biểu diễn đấy, vậy bạn nào có thể lên biểu diễn nào?

- Cô mời trẻ lên, hỏi trẻ: Các con sẽ biểu diễn bài gì?

- Xin mời âm nhạc “Bé đón tết sang”

+ Cô mời trẻ nhận xét.

+ Cô nhận xét chung và tuyên dương.

2.2. Nghe hát “Xuân đẹp làm sao”

- Hôm nay các bạn nhỏ đã thể hiện những tiết mục vô cùng đặc sắc để chào đón mùa xuân về. Cô Huyền cũng muốn góp 1 tiết mục văn nghệ. Đó là một ca khúc về mùa xuân rất hay. Ca khúc có tên  “Xuân đẹp làm sao”. Sáng tác: Phan Huy Hà

+ Cô hát lần 1.

Cô phụ dẫn chương trình tiếp tục để cô chính thay đồ biểu diễn lần 2.

- Các con thấy bài hát này có giai điệu như thế nào?

- Bài hát có ý nghĩa như thế nào?

- Cô chốt: Bài hát “Xuân đẹp làm sao” là một bức tranh đầy sắc màu của mùa xuân. Xuân đến mang lại cuộc sống mới cho mọi người. Đất trời như hòa vào nhau. Khắp nơi nơi mọi người ai cũng mong chờ xuân về, tết đến. Bài hát sẽ hay hơn nếu như có phần múa phụ họa, và ngay bây giờ chúng mình cùng hướng mắt lên sân khấu để đón xem tiết mục rất ý nghĩa và đặc sắc này nhé.

+ Biểu diễn lần 2: Cô múa, trẻ múa hưởng ứng cùng cô

2.3. Trò chơi Âm nhạc “Tiếng trống xuân”

- Nhắc đến Tết, chúng ta không thể không kể đến các hoạt động lễ hội, trò chơi dân gian. Hôm nay chúng ta ca múa hát rất hay, rất nhiều rồi, bây giờ chúng mình cùng ngồi xuống chơi trò chơi dân gian “nu na nu nống

Nu na nu nống

Đánh trống phất cờ

Mở cuộc thi đua

Chân ai sạch sẽ

Má đỏ hồng hào,

Không bẩn tí nào

Được vào đáng trống

“Tùng… tùng... tùng” – Tiếng gì vậy chúng mình? Cô có trống, và những chiếc ghế đằng sau các con. Vậy chúng ta có thể chơi trò chơi gì với chiếc trống và những chiếc ghế ?

Đây là 1 trò chơi quen thuộc với chúng mình, cô mời 1 bạn nhắc lại cho cô cách chơi.

Cô phổ biến lại cách chơi trò chơi “Tiếng trống xuân”: Trẻ ngồi ghế thành 2 hàng dọc, gõ 1 tiếng trống trẻ đổi chỗ theo hàng dọc, gõ 3 tiếng trống đổi chỗ theo hàng ngang, 3 tiếng trống và 2 tiếng “cắc cắc”  thì tìm bạn kết đôi.  

(cô cho trẻ chơi 2-3 lần)

- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

3.  Kết thúc:

- Cô cho cả lớp hát bài "Bánh chưng xanh"

- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. 

Tiết mục "Bánh chưng xanh" đã khép lại chương trình giao lưu âm nhạc ngày hôm nay. Một lần nữa xin kính chúc các cô giáo sức khỏe, hạnh phúc, bình an và hẹn gặp lại trong chương trình giao lưu âm nhạc lần sau.

Xem thêm: Giáo án tìm hiểu về tết nguyên đán Lớp 3 tuổi Thi GVG huyện 2022-2023

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2