Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đặc trưng gần gũi và hấp dẫn đối với trẻ trong trường mầm non. Mục đích của hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng qua đường nét, cách sắp xếp, bố trí các hình khối.
Trong trường mầm non, hoạt động tạo hình luôn là đề tài mà các cô thường xuyên quan tâm tổ chức cho trẻ trong mỗi chủ đề mà các con được học. Thông qua mỗi chủ đề các con được khẳng định mình hơn trong khả năng phát triển thẩm mĩ. Bởi chính vì vậy mà trong quá trình thực hiện ở chủ đề gia đình các cô lớp mẫu giáo 3-4 tuổi đã đưa giờ tạo hình nặn vòng vào để cho các bé được tham gia.
Qua buổi nặn các con được làm quen với đất nặn, được nặn những chiếc vòng đeo tay giống như những chiếc vòng thật mà các con được nhìn hàng ngày. Cũng qua đó giúp các con biết về những tác dụng của chiếc vòng trong cuộc sống.
Giáo án nặn vòng tặng bạn - Hoạt động :Tạo hình (HĐVĐV)
Lĩnh vực phát triển: PTTM
Hoạt động :Tạo hình (HĐVĐV)
Nặn những chiếc vòng màu (Mẫu)
Thời gian: 12 – 15 phút
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách nặn những chiếc vòng màu
2. Kĩ năng:
- Rèn sự khéo léo của đôi tay.
- Rèn kĩ năng nặn cho trẻ ( lăn đất, nối vòng đất)
3. Thái độ:
- GD trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, sản phẩm của bạn
- Hứng thú tham ra tiết học.
II . Chuẩn bị
- Nhạc nhẹ, nhạc bài Trời nắng trời mưa.
- Đồ dùng của cô: Đất nặn, bảng, vòng mẫu
- Bàn ghế mầm non đủ cho trẻ.
- Đồ dùng của trẻ: đất nặn, bảng con, khay để đất nặn
Xem thêm: Đất nặn slam là gì? Lưu ý khi cho trẻ trẻ nhỏ chơi đất nặn (slime)
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
1. Gây hứng thú: - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Dấu tay ” - Các con vừa chơi trò chơi gì nào? - Đôi bàn tay của các con đã sẵn sàng học bài chưa? * Cô kq: Các con ạ! Đôi bàn tay của chúng ta rất quan trọng vì nhờ có tay mà chúng ta làm được rất nhiều công việc, còn tạo ra nhiều sản phẩm đấy. - Và hôm nay cô cũng có 1 sản phẩm làm từ chính đôi tay của cô để mang đến tặng lớp đấy 2. Nội dung: a. Quan sát đàm thoại về mẫu *Quan sát mẫu -Sản phẩm của cô là gì đây ? - 1 chiếc vòng tay đấy các con ạ. - Các con nhắc lại cùng cô nào? ( Vòng tay) - Chiếc vòng tay này có màu gì? - Vòng có dạng hình gì? - Con thấy vòng cô nặn như thế nào? Vậy hôm nay các con có muốn nặn được chiếc vòng giống như của cô để tặng cho bạn không? - Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình nặn vòng tặng bạn nhé b. Cô làm mẫu - Cô làm mẫu lần 1: Kết hợp lời giải thích -Để nặn được thì chúng mình sẽ lấy phần đất nặn cô đã chuẩn bị dùng bàn tay bóp cho đất nặn thật mềm. Tiếp tục để viên đất xuống bảng tay trái giữ bảng, dùng lực của cánh tay và lòng bàn tay phải lăn dọc nhẹ nhàng nhiều lần để viên đất tạo thành 1 dải đất dài vừa phải. Cuối cùng cầm dải đất bằng 2 tay uốn cong và ghép 2 đầu của dải đất nặn với nhau để tạo thành 1 hình tròn, dùng ngón tay trỏ miết chỗ ghép lại cho liền vậy là đã có 1 chiếc vòng tay rồi. - Các con thấy chiếc vòng của cô nặn như thế nào? - Cô làm mẫu lần 2: Trẻ quan sát Giáo dục: Khi làm được vòng rồi các con hãy để cản thận xuống bảng tránh để vòng bị méo hoặc bị đứt các con nhé - Nào bây giờ chúng mình cùng lấy đất nặn để nặn vòng tặng bạn nhé.. c. Trẻ thực hiện: *Trẻ thực hiện: Kết hợp nhạc không lời - Khi trẻ nặn cô động viên khen ngời trẻ và giúp đỡ trẻ còn lúng túng. - Cô bao quát hướng dẫn, động viên trẻ. d. Trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm theo tổ - Cho trẻ nhận xét bài của bạn - Con thích bài của bạn nào nhất ? - Vì sao con thích bài của bạn ? - Bạn đã nặn vòng màu gì?.. - Cô nhận xét những bài đẹp để tuyên dương, động viên những trẻ chưa làm được. 3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ Trời nắng trời mưa” và ra ngoài. | Trẻ chơi Trẻ trả lời Lắng nghe Lắng nghe Trẻ trả lời Vâng ạ Trẻ quan sát và lắng nghe Trẻ trả lời Lắng nghe Trẻ thực hiện Trưng bày Lắng nghe Trẻ hát và đi ra ngoài |