Giáo án: Truyện "Câu truyện về giọt nước"
I. Mục tiêu:
+ Kiến thức
- Trẻ nghe và nhớ tên chuyện, tên tác giả, tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung truyện “câu chuyện về giọt nước”
+ Kĩ năng:
- Trẻ có kỹ năng trả lời trọn câu, to, rõ ràng.
- Trẻ có kĩ năng kể chuyện diễn cảm.
+ Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học
- Qua giờ học trẻ biết vòng quay của nước
II. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử, máy tính.
- Hình ảnh minh họa nội dung câu truyện.

III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gây hứng thú - Cô cho trẻ quan sát giọt nước đọng trên lá . - Trò chuyện với trẻ về giọt nước. - Giới thiệu với trẻ truyện “câu chuyện về giọt nước” của tác giả Lê Tuyết Lê 2. Nội dung: Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe - Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kể diễn cảm. + Cô vừa kể câu chuyện gì? - Lần 2: Kết hợp với hình ảnh minh họa. Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện: - Giọt nước xuất hiện ở đâu? - Chị gió nói gì với sen hồng? - Mây hồng thì nói sao? - Cô mưa tỏ thái độ như thế nào? Cô mưa nói gì với các bạn? Trích dẫn: “từ đầu….giống tôi không?” - Theo con giọt nước đó có của riêng ai không? - Ai đã xuất hiện giải thích giúp chị gió, cô mây, cô mưa? - Bác mặt trời giải thích thế nào? Trích dẫn: Mọi người….lá sen này. - Qua câu chuyện“câu chuyện về giọt nước” con biết được về hiện tượng tự nhiên gì? Hoạt động 3:Củng cố: Bé tập kể chuyện Trò chơi: Thử tài bé yêu - Cách chơi: chia lớp thành 4 nhóm + Nhóm 1 vào vai chị Gió + Nhóm 2 vào vai cô Mây Hồng + Nhóm 3 vào vai cô Mưa + Nhóm 4 vào vai bác Mặt Trời - Cô là người dẫn chuyện Các nhóm cùng nhau kể lại câu chuyện - Cô nhận xét cách kể chuyện của trẻ. Khen ngợi, động viên trẻ. 3. Kết thúc - Cô cùng trẻ hát vận động theo bài hát “Mây và gió”. | - Trẻ quan sát - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - truyện “câu chuyện về giọt nước - trên lá sen - Giọt nước là của chị gió. - Nhận giọt nước của Mây hồng - Không - Bác mặt trời - Lắng nghe - Trả lời - Trẻ chơi - Trẻ hát VĐ. |