GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Đo dung tích của 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo.
Lứa tuổi: 4-5 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức.
- Trẻ biết đo dung tích của hai đối tượng bằng một vật đo.
- So sánh và diễn đạt kết quả đo.
b. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước.
c. Thái độ.
- Giáo dục: trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
2, Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: 1 thùng đựng nước, phễu, 3 chai nước và một chiếc cốc đo dung tích nước. Thẻ số từ 1-5.
- Đồ dùng đồ chơi mầm non của trẻ: Mỗi nhóm trẻ có 2 chai nước, khay đựng, cốc Thẻ số từ 1-5

3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
HĐ1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với” - Mưa cho ta gì vậy? - Nước có lợi ích gì? - Đúng vậy nước dùng để uống, để nấu cơm, để tắm, để tưới cây…. - Vậy khi cm sử dụng nước phải sử dụng ntn? - À khi các con sử dụng nước phải tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước như không vứt giấy rác xuống ao, hồ, sông, suối các con nhớ chưa. - Hôm nay cô sẽ dùng nước để đo dung tích của những chiếc chai, chiếc lọ….Các con có muốn biết cô sẽ đo ntn không? - Các con cùng quan sát lên cô nhé. HĐ2: Đo dung tích của 2 đối tượng bằng một vật đo. - Cô có gì đây? - 2 chai này như thế nào? Cô đặt 2 chiếc chai có hình dạng giống (bằng) nhau lên cho cháu quan sát - 2 chai nước này có đặc điểm gì? - Các con có biết dung tích của 2 chai nước này là bao nhiêu không? - Để biết cô sẽ dùng nước để đo dung tích của 2 cái chai này. - Vậy các con biết dung tích là gì chưa? + Cô giải thích: Nước đựng trong chai gọi là dung tích của chai nước. Nước đựng trong bát gọi là dung tích của bát nước. Nước trong cốc gọi là dung tích của cốc nước. - Cô dùng cái cốc này để đong nước đo dung tích của 2 cái chai này chúng mình cùng quan sát nhé. - Cô đong cho cháu xem và cho cháu đặt số tương ứng vào từng chai đúng số lượng đong được - Cho cháu nhận xét kết quả đong được và rút ra kết luận 2 chai nước này có dung tích bằng nhau. đo dung tích của 2 đối tượng khác nhau về hình dạng và dung tích: * Cô đo mẫu: - Cô có 2 chiếc bình nhựa trong kích thước không bằng nhau và 1 chiếc cốc. Bây giờ cô không biết là 2 chiếc bình nhựa này đựng được bao nhiêu lần của chiếc cốc. Vậy muốn biết được điều đó thì cô phải làm gì? - Cô thực hiện đo: + Bình 1: Cô dùng chiếc cốc múc nước ở xô đổ vào bình 1, cô múc được 1 cốc đổ vào bình thì cô lại lấy 1 que tính để ra, sau đó cô lại dùng cốc múc tiếp ca thứ 2 đổ vào bình 1 và cô lại lấy que tính thứ 2 để ra. Cứ như thế cho đến khi bình nước đã đầy. (Lưu ý: Nhắc nhở trẻ múc nước phải nhẹ nhàng và từ từ để nước không sánh ra ngoài, các lần múc nước đổ vào bình thì lượng nước phải tương đương nhau) - Sau khi đo xong thì cô tổng hợp kết quả đo của bình 1. (Gắn số tương ứng với số lần đo) + Bình 2: Tiến hành đo tương tự bình 1. + Các con thấy bình 1 đựng được bao nhiêu lần của chiếc cốc này? + Bình 2 đựng được bao nhiêu lần của chiếc cốc? + Các con thấy bình nào đựng được nhiều hơn? Nhiều hơn mấy lần chiếc cốc? - Như vậy cùng một vật dụng đo là chiếc cốc nhưng đồ dùng đựng vật được đo có kích thước khác nhau thì cho chúng ta số lần đo cũng không bằng nhau. * Trẻ thực hiện đo: Cô chia lớp thành 3 nhóm cho cháu thực hành đo. Cô cho trẻ đo 2 bình đựng nước có kích thước không bằng nhau. Sau mỗi lần đo yêu cầu trẻ dùng que tính để thể hiện sau mỗi lần đo.Sau khi đo xong cô kiểm tra kết quả đo của trẻ. Đếm số que tính và gắn số tương ứng. - So sánh kết quả đo của 2 bình đựng nước. - Cô cho cháu đong nước vào 2 chai to nhỏ khác nhau HĐ3: Luyện tập. + TC1: “Thi nói nhanh”. - Cô giáo nói tên bình đựng nước trẻ nói thể tích (Đựng nhiều hơn, đựng ít hơn) và ngược lại. + TC2: “Thử tài khéo léo” - Chia trẻ làm 3 đội do dung tích của chiếc lọ (Vật dụng được đo là hạt đậu xanh) HĐ4. Kết thúc: Cho trẻ hát “ trời nắng, trời mưa” và chuyển hoạt động | - Trẻ hát cùng cô - Trả lời câu hỏi của cô. - Tiết kiệm nước ạ.... - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát, trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát cô đo - Trẻ thực hành đo - Trẻ tham gia trò chơi - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ hát và đi cất đồ dùng đồ chơi trong lớp |