Giáo án làm quen văn học - Đề tài : Bé kể chuyện sáng tạo

 GIÁO ÁN LÀM QUEN VĂN HỌC

Đề tài : Bé kể chuyện sáng tạo

Lứa tuổi: MGL 1

Thời gian: 30-35 phút

Số trẻ : 25-30 trẻ

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết các nhân vật trong truyện.

- Biết tự đặt tên cho câu chuyện

2. Kĩ năng

- Trẻ kể lưu loát theo sự sáng tạo của trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển khả năng sáng tạo sản phẩm trẻ tự làm.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ đoàn kết với bạn bè khi hoạt động nhóm.

- Biết giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

II Chuẩn bị

Tranh ảnh cảnh, các con vật sống dưới nước.

Vải, đất nặn cho trẻ.

Khung tranh.

-  Nhạc kể chuyện

III. Nội dung tích hợp

Tạo hình: Nặn các con vật sống dưới nước, cây, hoa, dòng nước…

Giáo án làm quen văn học - Đề tài : Bé kể chuyện sáng tạo

IV. Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức.

- Cô giới thiệu khách mời.

- Cô giới thiệu sắp đến lễ nhà trường có tổ chức 1 cuộc thi “ Giọng kể vàng anh” để tìm ra những giọng kể thật là hay lôi cuốn thu hút và sáng tạo đấy. Các con có muốn cùng tham gia với cô không?

2. Phương pháp, hình thức tổ chức.

a. Cô cho trẻ quan sát đồ dùng trang thiết bị mầm non cô đã chuẩn bị và trò chuyện với trẻ.

- Cô có gì đây?

- Khi cô đặt hình ảnh này trên mảnh vải màu xanh và những dòng nước trên mảnh vải màu trắng thì chúng mình tưởng tượng ra gì nhỉ?

- Các con thấy dòng sông đã đẹp chưa? Còn thiếu những gì nữa nhỉ?

- Chúng mình có muốn giúp cô tạo nên những hình ảnh đẹp trên dòng sông không?

- Cô cho trẻ về chỗ nặn các con vật, cảnh vật.< t/g là 1 bản nhạc>

- Cô nhận xét, khen trẻ?

- Từ các con vật đẹp và cảnh vật đẹp cô đã nghĩ ra 1 câu chuyện sáng tạo đấy, chúng mình có muốn nghe không?

b. Cô kể câu chuyện sáng tạo qua các sản phẩm trẻ làm được.

Đàm thoại.

- Trong câu chuyện có nhân vật nào?

- Cô tóm tắt lại nội dung câu chuyện.

+ Bố mẹ dặn cá điều gì?

+ Bạn cá rô làm sao? Vì sao mắc cạn?

+ Cá sống ở đâu?

+ Ai cứu cá rô trở về dòng sông?

+ Cá rô đã làm gì khi mắc lỗi?

=>Giáo dục trẻ: Phải biết nghe lời người lớn, không được đi chơi xa.

- Câu chuyện thật hay và thật ý nghĩa nhưng cô chưa biết đặt tên cho câu chuyện là gì? Các con có thể giúp cô không?

- Vừa rồi cô đã kể câu chuyện sáng tạo của cô từ những cảnh vật và con vật mà các con vừa tạo ra, chúng mình có muốn sử dụng những hình ảnh, con vật để tạo ra bức tranh của nhóm mình thật là đẹp không?

c.Trẻ về nhóm tạo thành bức tranh và kể chuyện.

- Cô thấy bức tranh của các nhóm rất đẹp, các con hãy ngắm nhìn những bức tranh này nhé!

- Cô hỏi từng nhóm, các con có gì?

- Từ những bức tranh trên các con có muốn kể chuyện sáng tạo không?

- Cô chia trẻ làm 3 nhóm thảo luận sau đó nhóm trưởng của từng nhóm sẽ lên kể câu chuyện sáng tạo của nhóm mình.

- Cô hỏi từng nhóm đặt tên chuyện là gì?

- Cô kể chuyện sáng tạo từ bức tranh của trẻ.

3. Kết thúc

- Cô khen và động viên trẻ. Cho trẻ vận động nhẹ nhàng chuyển hoạt động.



- Trẻ chào khách



  • Trẻ quan sát

  • Trẻ trả lời


  • Trẻ trả lời

  • Trẻ trả lời

  • Trẻ nặn


  • Trẻ trả lời

  • Trẻ trả lời

  • Trẻ lắng nghe

  • Trẻ trả lời

  • Trẻ trả lời


  • Trẻ trả lời


  • Trẻ lắng nghe

    - Trẻ đặt tên chuyện



  • Trẻ tạo ra bức tranh


  • Trẻ trả lời


  • Trẻ thảo luận và kể chuyện

  • Trẻ đặt tên chuyện

  • Trẻ lắng nghe

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2