Giáo án hoạt động ngoài trời những viên sỏi kỳ diệu

 GIÁO ÁN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Quan sát có mục đích: Những viên sỏi kỳ diệu

Trò chơi vận động: Thi đội nào nhanh

Chơi tự do: Chơi sỏi, lá cây, vẽ tranh, câu cá, bolinh, đồ chơi NT …

Đối tượng: Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

Thời gian:  40-45 phút

Người soạn và dạy:

I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, cảm nhận được thời tiết ngày hôm đó

- Biết được đặc điểm và nét đặc trưng, tác dụng của viên sỏi, biết xếp hình từ viên sỏi, biết chơi một số trò chơi với những viên sỏi.

- Trẻ biết chơi trò chơi vận động “ Thi đội nào nhanh”.

- Tích hợp tạo hình, âm nhạc, khám phá …

 2. Kỹ năng

- Phát triển ngôn ngữ, tư duy cho trẻ

- Rèn trẻ kỹ năng quan sát,  nhanh nhẹn, khéo léo; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc; kỹ năng hoạt động theo nhóm và cá nhân.

- Củng cố các kỹ năng tạo hình, kỹ năng xếp …

3. Thái độ:

- Trẻ vui vẻ và hứng thú tham gia vào hoạt động, chọn trò chơi và đồ chơi mầm non theo ý thích

- Trẻ có ý thức lấy luật và cất đồ chơi đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường

II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm

- Dưới sân trường

2. Đối với cô và trẻ

- Trang phục gọn gàng, phù hợp, các khu vực chơi, đồ dùng đồ chơi mầm non cho trẻ chơi.

- Một số đồ dùng nguyên vật liệu, sỏi nhuộm màu ...

- Rổ băng dính, bía giấy, bút dạ, bể nước, lá cây, bóng, vòng ...

- Các con vật, màu nước, bút, bàn, cốc, bóng, vòng ...

Giáo án hoạt động ngoài trời những viên sỏi kỳ diệu

III . CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1

- Cô giới thiệu khách mời

- Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, sức khỏe của trẻ, trang phục, quần áo, giầy dép. (Nếu trẻ nào mệt cô có thể cho trẻ ngồi xem và quan sát các bạn chơi).

- Cho trẻ cảm nhận về thời tiết, khí hậu

- Các con đang đứng ở đâu đây?

- Nhận xét về quang cảnh sân trường

- Các con có muốn đi quan sát quang cảnh xung quanh sân trường không?

- Vậy khi đi quan sát chúng mình phải đi như thế nào?

( cô mở nhạc bài ‘‘ Ra chơi vườn hoa)

2 .Hoạt động 2

2.1. Quan sát có mục đích: Quan sát sỏi

=> Trong sân trường có rất nhiều hoa, cây xanh và rất nhiều điều bí mật khác đấy bây giờ chúng mình có muốn khám phá và tìm hiểu không?

Bây giờ cô và các con cùng tìm hiểu nhé.

( cô mở nhạc bài “ vì sao lại thế)

- Xúm xít, xúm xít

- Cô thấy chúng mình tìm hiểu được rất nhiều điều bí mật đấy có bạn thì tìm được chiếc lá màu xanh, vàng, cành cây khô, viên sỏi… và cô cũng tìm được viên sỏi đấy. Và ngày hôm nay cô và các con chúng mình cùng tìm hiểu về điều kỳ diệu của những viên sỏi các con nhé.

- Cô cho những bạn tìm được các nguyên vật liệu khác không phải là sỏi để vào rổ và tặng cho các bạn đó 1 viên sỏi

- Các con hãy quan sát xem viên sỏi trên tay có đặc điểm gì nhé? ( Cô cho trẻ sờ kỹ viên sỏi để trẻ nói được đặc trưng nhẵn hay sần sùi)

- Cô chốt lại: viên sổi có màu vàng, trắng, sần sùi, nhẵn …

- Vậy ngoài ra viên sỏi còn có đặc điểm gì nữa? ( cô cho trẻ lăn viên sỏi)

=> À viên sỏi có rất nhiều hình dạng khác nhau viên thì tròn, viên dài, viên dẹt, viên thì to, viên thì nhỏ …

- Khi gõ viên sỏi vào nhau thì điều gì xảy ra?

- Các con hãy gõ viên sỏi của mình vào của bạn xem điều gì xảy ra?

=> Khi gõ 2 viên sỏi vào nhau thì phát ra tiếng tạch tạch, âm thanh và không bị vỡ vì viên sỏi nó đặc .

- Các con hãy đặt viên sỏi lên tay và thổi xem điều gì xảy ra?

- Vì sao viên sỏi không bay được?

=> Cô chốt lại.

- Bây giờ thả viên sỏi vào nước điều gì xảy ra? ( cho trẻ thả viên sỏi vào nước)

- Khi thả viên sỏi vào nước thì viên sỏi làm sao?

=> Khi thả viên sỏi vào nước viên sỏi sẽ chìm vì viên sỏi nặng …

- Viên sỏi dùng để làm gì?

=> Cô chốt lại

- Sỏi ở trong thiên nhiên không phải do con người tạo ra. Vậy chúng mình phải làm gì?

- Sỏi ở trong thiên nhiên viên sỏi rất nặng nên khi chơi với sỏi các con không được ném sỏi vào nhau nhé.

Cô kể cho trẻ nghe câu truyện “ con quạ thông minh”

- Cô vừa kể câu chuyện gì?

- Trong câu chuyện con quạ thông minh thì viên sỏi có ý nghĩa như thế nào?

2.2. TCVĐ “ Thi xem đội nào nhanh”

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội mỗi đội cô tặng 1 chiếc bình đựng nước có chia vạch và 1 rổ sỏi. Nhiệm vụ của các con là hãy bật qua 3 vòng thể dục sau đó dùng 2 ngón trỏ để gắp những viên sỏi thả vào bình hết thời gian nếu đội nào có mức nước dâng lên cao nhất thì đội đó giành chiến thắng

- Luật chơi: khi bật qua vòng thể dục không được chạm vào vòng và mỗi bạn lên chơi chỉ được gắp 1 viên sỏi

- Cô tổ chức cho trẻ chơi, hết thời gian chơi cô nhận xét động viên trẻ

2.3. Chơi tự do

- Hôm nay cô thấy các con học rất ngoan, cô đã  chuẩn bị rất nhiều đồ chơi, chúng mình cùng tham gia vào những trò chơi đó nhé.

- Cô và các con cùng khám phá xem đó là những trò chơi gì?

- Tập trung trẻ hỏi trẻ con đi thăm quan ở các nhóm chơi con thấy những gì? Thích chơi ở nhóm nào? Con chơi trò chơi gì?

- Để buổi chơi thành công chúng mình phải chơi như thế nào?

=> Giáo dục trẻ: Chơi đoàn kết, nhẹ nhành không tranh giành đồ chơi của nhau, chơi song biết cất gọn đồ dùng đồ chơi.

- Cô cho trẻ về nhóm chơi theo ý thích của trẻ

(Cô bao quát, đến các nhóm gợi mở, giúp đỡ   trẻ làm theo ý tưởng của trẻ)

- Sau khi trẻ chơi, cô tập trung trẻ, cho trẻ nói lên những sản phẩm mà trẻ đã tạo được trong khi chơi

- Cô động viên, khen ngợi, tuyên dương trẻ

- Khi trẻ chơi cô quan sát, hướng dẫn, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ

- Cho trẻ chơi các trò chơi theo hứng thú của trẻ

- Gần hết giờ cô đến các nhóm bao quát và nhận xét nhóm chơi của trẻ nhắc nhở trẻ thu dọn, cất đồ chơi chỗ mình vừa tham gia chơi.

3. Hoạt động 3: Kết thúc

- Cô tập trung trẻ lại nhận xét, rút kinh nghiệm cho buổi chơi sau tốt hơn

- Cho trẻ xếp hàng điểm lại sĩ số, cho trẻ đi rửa tay và cho trẻ vào lớp.

- Trẻ hưởng ứng theo cô


- Trẻ điểm danh, trả lời về sức khỏe của bản thân.


- Trẻ cảm nhận và nhận xét về thời tiết thực tế của buổi hoạt động.


- Trẻ quan sát và nói vị trí của trẻ đứng ( trong sân trường)


- Trẻ nối lên cảm nhận của trẻ về quang cảnh sân trường ( có cây xanh, cây hoa, đu quay ...)


- Có ạ


- Đi theo hàng, không đùa nghịch nhau, không hái hoa, bẻ cành, không du đẩy nhau...


- Có ạ


- Trẻ chú ý lắng nghe


- Trẻ cùng nhau khám phá, tìm hiểu những điều bí mật xung quanh sân trường …


- bên cô bên cô


- Vâng ạ


- Trẻ để lá cây, cành cây khô vào rổ và nhận sỏi của cô.


- 4 – 5 sờ và nói cảm nhận ( nhẵn, sần sùi, có màu vàng, màu trắng, màu đen)

 Trẻ lắng nghe

- 4 – 5 trẻ viên sỏi có dạng hình dài,  viên dẹt, viên tròn, viên thì to, viên thì nhỏ …

- Kêu tạch tạch, phát ra tiếng, không bị vỡ …

- Trẻ gõ 2 viên sỏi vào nhau

- Viên sỏi không bay, không di chuyển được

- Vì nó nặng ạ

- Viên sỏi chìm xuống, không nổi lên

- Bị chìm xuống ạ

- Khi trộn sỏi với xi măng tạo ra bê tông để xây nhà, xây trường học, sỏi xếp lên bề mặt chậu cây cảnh tạo môi trường đẹp giữ ẩm cho đất, sỏi dùng để lọc nước.

+ Chơi cắp cua bỏ giỏ, ô ăn quan ...

+ Chơi xếp hình ...

- Phải bảo vệ thiên nhiên

- Vâng ạ

- Trẻ chú ý lắng nghe

- 2 trẻ trả lời

- Viên sỏi làm cho nước dâng lên...

- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi của trò chơi

- Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi.

- Trẻ về các khu vực chơi theo hứng thú của trẻ

- Trẻ về nhóm chơi

+ Nhóm 1: bật bàn tay bàn chân, ném vòng cổ trai, chơi bôling, chuyển bóng bằng chân ...

+ Nhóm 2: xếp sỏi, vẽ trên sỏi, làm con vật từ sỏi, cắp cua bỏ giỏ ..

+ Nhóm 3: Bật tách khép chân qua 7 ô ( lốp xe), chơi boling, đi trên cát, sỏi để cảm nhận

+  Nhóm 4: chơi lá cây, xâu vòng, câu cá, thả vật chìm nổi

+ Nhóm 5: Chơi đồ chơi ngoài trời

- Chơi vui vẻ đoàn kết, chơi song biết cất đồ chơi đúng nơi quy định

- Trẻ chơi với đồ chơi tại các khu vực chơi mà trẻ thích: chơi theo nhóm, cá nhân, trẻ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm…

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ xếp hàng, rửa tay, vào lớp

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2