Giáo án kế hoạch chủ đề nhánh trường mầm non của bé

 Tuần 1: CHỦ ĐỀ NHÁNH “TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ

Từ ngày - đến ngày 

Thời gian  Tên hoạt động

Mục đích- Yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Thứ Hai

LÀM QUEN VỚI TOÁN

Đếm đồ dùng, đồ chơi trong lớp phạm vi 1. NB số 1.

(Cung cấp kiến thức).

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đếm số lượng đồ dùng, đồ chơi. Đếm lần lượt không bỏ sót.

- Trẻ nhận biết đồ vật có số lượng 1. Nhận biết chữ số 1.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng đếm và so sánh nhóm đồ dùng trong phạm vi 1.

- Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

1. Đồ dùng của cô:

- Silde bài giảng

- Nhạc bài hát: Trường chúng cháu là trường MN…

- Bút sáp màu, đồ chơi rau củ quả, 3 bảng gài để trẻ chơi trò chơi.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ một rổ đựng lô tô đồ dùng đồ chơi.

- Thẻ số 1, lô tô áo, quần

* Bước 1: Gây hứng thú

- Cô tập trung trẻ lại trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp => Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

* Bước 2: Nội dung

- Cô giới thiệu cho trẻ đi siêu thị.

- Cô hỏi trẻ:

+ Các con đã mua được những gì?

- Cô cho trẻ đếm số lượng đồ dùng đồ chơi.

- Cô cho trẻ đếm lần lượt từng loại.

+ Có mấy đồ dùng?

+ Có mấy đồ chơi?

- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đếm và nói kết quả

* Nhận biết số 1

- Trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ

- Hỏi trẻ xem trong rổ có cái gì nào?

- Cho trẻ xếp áo và quần theo tương ứng 1-1.

- Cho trẻ đếm có bao nhiêu cái áo và quần?

- Số lượng áo và quần như thế nào với nhau?

- Cùng bằng mấy?

- Cô giới thiệu chữ số 1.

- Có ai nhận xét về số 1?

- Cô khái quát và phân tích số 1: Số 1 có cấu tạo gồm một nét xiên ngắn ở phía trên bên trái và một nét sổ thẳng đứng ở phía bên phải nét xiên ngắn.

- Các con hãy lấy thẻ số 1 đặt vào mỗi nhóm 1 thẻ số.

- Cho trẻ đọc số 1.

- Cho trẻ cất nhóm áo và quần (vừa cất vừa đếm).

* Luyện tập

- Tìm xung quanh lớp đồ dùng, đồ chơi có số lượng là 1.

- Trò chơi “Đội nào nhanh hơn”. Cô chia lớp thành 3 đội bật qua vạch lên khoanh vào nhóm đồ dùng hoặc đồ chơi có số lượng là 1.

- Cô kiểm tra kết quả động viên khuyến khích trẻ.

* Bước 3: Kết thúc

- Cô tập trung trẻ củng cố lại bài nhận xét, động viên và cho trẻ đọc đồng dao “Dung dăng dung dẻ” ra ngoài.

- Trẻ quây quần bên cô cùng trò chuyện.

- Trẻ đi siêu thị.

- 2-3 trẻ trả lời: cái bút, rau, củ, quả.

- Trẻ đếm và nói tổng số lượng

- Trẻ đếm số đồ dùng.

- Có 1 ạ.

- Có 2 ạ.

- Tổ, nhóm, cá nhân, đếm và nói kết quả

- Trẻ lấy đồ dùng về chỗ ngồi.

- Trẻ trả lời có: áo, quần

- Trẻ xếp ra bảng.

- Trẻ đếm số áo và quần

- Bằng nhau

- Bằng 1

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ nhận xét

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đặt thẻ số tương ứng

- Trẻ đọc số 1 (Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân)

- Trẻ cất và đếm

- Trẻ tìm xung quanh lớp.

- 3 đội chơi theo yêu cầu của cô

- Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô

- Trẻ nhắc lại tên bài học đọc đồng dao và đi ra ngoài.

Đồng dao “Đồ chơi của lớp”

(Cung cấp kiến thức)

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài đồng dao, hiểu nội dung của bài đồng dao: nói về những đồ chơi trong lớp và cách sử dụng và bảo quản đồ dùng đồ chơi.  

- Đọc thuộc bài đồng dao.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng đọc diễn cảm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

1. Đồ dùng của cô: - Nội dung và hình ảnh bài đồng dao

2. Đồ dùng của trẻ:

- Trẻ ngồi ghế hình chữ u.

* Bước 1: Gây hứng thú

- Cô tập trung trẻ lại trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong lớp và vị trí để các đồ chơi. Cô dẫn dắt giới thiệu bài đồng dao “Đồ chơi của lớp”

* Bước 2: Nội dung

- Cô đọc diễn cảm 2 lần cho trẻ nghe.

- Cô giảng nội dung. Bài đồn dao nói về những đồ chơi trong lớp và cách sử dụng và bảo quản đồ dùng đồ chơi.  

- Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài đồng dao.

+ Cô vừa đọc bài đồng dao gì?

+ Bài đồng dao nói đến điều gì?

+ Khi chơi đồ chơi bé phải chơi như thế nào?

+ Cô đã dặn bé như thế nào?

- Bài đồng dao nhắc bé khi chơi phải giữ gìn đồ chơi, chơi xong phải cất gon gàng.

- Cô mời cả lớp đọc cùng cô 2 lần (cô chú ý sửa sai cho trẻ)

- Cô mời tổ nhóm, cá nhân đọc bài đồng dao cho đến khi thuộc.

* Bước 3: Kết thúc

- Cô tập trung trẻ củng cố, nhận xét, động viên và đọc bài đồng dao đi ra ngoài

- Trẻ quây quần bên cô cùng trò chuyện.

- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu và đọc bài đồng dao.

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Đồchơi của lớp ạ.

- Nói đến những đồ chơi ạ.

- Chơi nhẹ nhàng, cẩn thận ạ.

- Chơi xong phải cất gọn gàng ạ.

- Trẻ trả lắng nghe.

- Trẻ đọc cùng cô.

- Tổ, nhóm, cá nhân đọc.

- Trẻ nhắc lại tên bài học đọc đồng dao và đi ra ngoài.

Nêu gương cuối ngày

- Trẻ biết nhận xét về mình và bạn.

- Rèn trẻ ý thức tham gia các hoạt động, đoàn kết với bạn

- Giáo dục trẻ ngoan biết vâng lời.

- Trẻ vệ sinh cá nhân, đầu tóc gọn gàng

- Cô đầu tóc gọn gàng, trang phục chỉnh tề.

- Cờ, bảng bé ngoan, bé ngoan....

* Bước 1: Gây hứng thú

- Cô cho cả lớp hát bài: Trường chúng cháu là trường MN.

* Bước 2: Nội dung

- Cô cho trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn đạt bé ngoan.

- Gợi trẻ nhận xét về mình và bạn

- Cô cho trẻ nhận xét ( khen trẻ ngoan, động viên khuyến khích trẻ chưa ngoan)

- Cô tặng cờ.

* Bước 3: Kết thúc

- Cô dặn trẻ về nhà ngoan, ngày mai đi học đầy đủ.

- Trẻ hát hứng thú.

- 2-3 trẻ nhắc lại

- Trẻ nhận xét về bạn theo tổ.

- Cá nhân trong tổ nhận xét.

- Trẻ lên nhận và cắm cờ vào bảng bé ngoan theo tổ.

- Trẻ lắng nghe.

*Nhận xét cuối ngày:

- Sức khoẻ:...................................................................................................................................................................................................

- Kiến thức - Kỹ năng: ..................................................................................................................................................................................

- Thái độ: .....................................................................................................................................................................................................

Giáo án kế hoạch chủ đề nhánh trường mầm non của bé

Tuần 1: CHỦ ĐỀ NHÁNH “TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ

Thời gian  Tên hoạt động

Mục đích- Yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Thứ Ba

HĐ THỂ DỤC

Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m

Trò chơi: Bóng tròn to.

(Cung cấp kiến thức)

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài tập, biết giữ thẵng bằng khi đi để không bị ngã.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi, hứng thú tham gia chơi trò chơi.

2. Kỹ năng

- Luyện sự kéo léo, giữ thăng bằng khi đi lùi, luyện sức khỏe, mạnh dạn, tự tin.

3. Thái độ

- Góp phần giáo dục ở trẻ tính kỷ luật, tinh thần tập thể. Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua tập thể.

* Chuẩn bị của cô

- 2 vạch chuẩn.

- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ

- Nhạc bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to; Niềm vui gia đình; Ba thương con; Mẹ có yêu không nào; Mẹ yêu con”.

* Chuẩn bị của trẻ

- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ

* Bước 1: Gây hứng thú

- Cho tập trung trẻ trò chuyện về chủ điểm.

=>  Giáo dục trẻ yêu thích đến trường, chăm tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh.

- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ

* Bước 2: Nội dung

- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi (Đi thường, đi kiễng gót, đi thường, đi gót chân, đi thường, đi cúi lưng, đi thường, chạy chậm – nhanh -chậm, đi thường, về 3 hàng dọc sau đó chuyển ba hàng ngang tập bài tập phát triển chung.

* BTPTC: tập kết hợp với bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”  ( 4 lần 4 nhịp) 

- Động tác tay: Chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang về tư thế chuẩn bị.

 - Động tác chân: Hai tay chống hông, chân trái bước lên khuỵu gối sau đó đổi chân (6lx4n)

- Động tác bụng: Hai tay đưa ra trước, quay người sang phải, sang trái.

- Động tác bật: Bật nhảy tại chỗ Cho trẻ chuyển đội hình thành hai hàng ngang đứng quay mặt vào nhau.

*VĐCB

- Cô giới thiệu tên bài tập "Đi bước lùi liên  tiếp khoảng  3m".

- Cô tập mẫu  lần 1 không  phân tích

- Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn thứ nhất, hai tay chống hông mắt nhìn thẳng, khi có hiệu lệnh “đi” cô bức đi lùi về phía sau đến vạch đích rồi cô đi về cuối hàng.

- Cô mời 1, 2 trẻ lên thực hiện lại, hỏi trẻ tên bài vừa tập

- Cô cho 2 trẻ / lượt tập (2 lần)

- Cho 2 tổ thi đua 1 lần

=> Cô theo dõi, sửa sai, đv trẻ.

- Cho 2 trẻ lên tập củng cố cho các bạn nhận xét.

- Cô hỏi lại tên bài tập và giáo dục trẻ.

*Trò chơi: Bóng tròn to.

Cách chơi: Cô cho trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn khi cô và trẻ hát “Bóng tròn to..” Trẻ cầm tay nhau lùi về phía sau. Tiếp tục trẻ hát “Bóng xì hơi...” Trẻ cầm tay tiến lại gần nhau sau đó hát tiếp và đi theo vòng tròn.

Luật chơi: Trẻ phải nắm chắc tay nhau nếu làm tuột tay thì phải chơi lại.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần…

Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân.

* Bước 3: Kết thúc

- Cô tập trung trẻ lại củng cố lại bài cho trẻ đi rửa chân tay rồi vào lớp.

-Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ kt sức khỏe cùng cô.

- Trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu theo sự điều khiển của cô

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên bài tập.

- Trẻ tập các động tác kết hớp với lời bài hát cùng cô.

- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu vận động và quan sát cô tập mẫu.

- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe.

- 2 trẻ lên thực hiện

- 2 trẻ đầu hàng lên thực hiện sau đó lần lượt cho đến hết cả lớp.

- Trẻ 2 tổ thi đua 1 lần.

- 2 trẻ lên thực hiện củng cố

- Trẻ nhắc lại tên bài tập, lớp nhắc lại.

- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.

- Trẻ chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của cô

Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân

- Trẻ nhắc lại tên bài học đi vệ sinh cá nhân rồi vào lớp.

Hoạt động: Vệ sinh

Dạy trẻ cách rửa tay

* Kiến thức

+ Trẻ biết thực hiện các thao tác rửa tay dưới sự hướng dẫn của cô.

+ Biết rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

* Kỹ năng:

+ Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay.

* Thái độ:

- Giáo dục trẻ vệ sinh thân thể sạch sẽ để cơ thể khỏe mạnh, phòng các bệnh chân tay miệng.

- Đồ dùng của cô:

 1 bình nước có vòi, 1 xô, 1 chậu, khăn lau tay, giá phơi khăn

- Đồ dùng của trẻ:

* Bước 1: Gây hứng thú

- Cô tập trung trẻ lại trò chuyện với trẻ về đôi bàn tay => Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

* Bước 2: Nội dung

- Trước khi rửa tay cô xắn cao tay áo để khỏi ướt áo.

- Cô làm mẫu rửa tay lần 1.

- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích bằng lời.

Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

- Cho trẻ lên làm mẫu (Cô quan sát hướng dẫn, sửa sai)

- Cho trẻ thực hiện lần lượt ( Cô quan sát, hướng dẫn trẻ)

* Bước 3: Kết thúc

- Cô tập trung trẻ nhận xét, động viên và cho trẻ ra ngoài

- Trẻ quây quần bên cô cùng trò chuyện.

- Trẻ quan sát

- Trẻ lắng nghe và quan sát cô làm mẫu

- 2 -3 trẻ lên làm mẫu

- Trẻ lên thực hiện lần lượt.

- Trẻ ra ngoài

*Nhận xét cuối ngày:

- Sức khoẻ:...................................................................................................................................................................................................

- Kiến thức - Kỹ năng: ..................................................................................................................................................................................

- Thái độ: .....................................................................................................................................................................................................

Tuần 1: CHỦ ĐỀ NHÁNH “TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ

Thời gian  Tên hoạt động

Mục đích- Yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Thứ Tư

HĐKP

Trường mầm non Hương Mai của bé

(Cung cấp kiến thức)

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên trường, địa điểm trường đóng, tên lớp, tên cô giáo, các hoạt động trong trường.

2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, tập trung chú ý, ngôn ngữ mặc lạc thông qua việc trả lời câu hỏi và nêu lên ý kiến của mình.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, có tình cảm tốt đẹp với bạn bè, cô giáo và các cô bác ở trong trường, ý thức tổ chức kỷ luật

- Tranh ảnh về trường mầm non, các hoạt động ở trường mầm non.

- Tranh để trẻ tô màu, dán, các hình khối, cây, hoa...để trẻ xây trường mầm non.

* Bước 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”

- Trường của chúng ta có tên là gì?

- Dẫn dắt giới thiệu hoạt động.

* Bước 2: Nội dung

- Cho trẻ về 3 nhóm xem tranh về trường mầm non Hương Mai và thảo luận.

- Cho trẻ nêu nhận xét về các bức tranh vừa xem:

+ Các con vừa quan sát gì?

+ Bức tranh mà con quan sát có những gì?

- Cô nhấn mạnh: Tất cả các bức tranh mà  các con  vừa quan sát là quang cảnh của trường mầm non Hương Mai

- Trường có mấy khu?

- Chúng mình đang học tại điểm trường nào, thuộc thôn nào?

- Trong trường có những khu vực nào? Xung quanh trường có gì?

- Trong trường có những ai? Làm những công việc gì? - Các con học lớp nào?

- Tên cô giáo của con là gì?

- Các con đến trường mầm non để làm gì?

- Tình cảm của các cô giáo đối với các con như thế nào? Các con làm gì để cô giáo vui lòng? Các con làm gì để trường mầm non Hương Mai ngày càng đẹp hơn?

- Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ  trường lớp, có tình cảm tốt đẹp với bạn bè, cô giáo và các cô bác ở trong trường

* Luyện tập: Bé xây trường mầm non

- Chia trẻ thành 3 đội:  xây, tô màu, dán trường mầm non

- Từng đội giới thiệu về  công trình của đội mình

* Bước 3: Kết thúc:

- Hỏi lại trẻ nội dung hoạt động

- Cô nhận xét, củng cố hoạt động.

- Trẻ hát cùng cô

- Trẻ trả lời: Trường MN Hương Mai

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ về nhóm quan sát

- Trẻ nêu nhận xét

- Có lớp học, đồ chơi ngoài trời, nhà bếp…

- Trẻ lắng nghe.

- Có 4 khu ạ

- Trẻ trả lời: Mai Thượng

- Các lớp học, nhà bếp, nhà để xe, có đồ chơi ngoài trời…

- Trẻ kế tên các cô giáo và cô nuôi…

- Dạ lớp 4-5 tuổi D1 ạ.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe cách chơi, luật chơi và tham gia chơi.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

*Nhận xét cuối ngày:

- Sức khoẻ:...................................................................................................................................................................................................

- Kiến thức - Kỹ năng: ..................................................................................................................................................................................

- Thái độ: .....................................................................................................................................................................................................

Tuần 1: CHỦ ĐỀ NHÁNH “TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ

Thời gian  Tên hoạt động

Mục đích- Yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Thứ Năm

HĐLQVH

Thơ: Bé tới trường

(Cung cấp kiến thức)

* Kiến thức:

 - Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ. Biết đọc thơ cùng cô

* Kỹ năng:

 Luyện kỹ năng nghe đọc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

* Thái độ:

-  Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp, yêu thích đến trường.

- Đồ dùng của cô:  

+ Hình ảnh minh họa nội dung.

+ Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường MN”

+ ND câu hỏi đàm thoại

+ ND bài thơ: bài thơ nói về niềm vui của em khi đến trường và cảnh vật xung quanh dường như cũng hòa chung với niềm vui tới trường của em bé.

- Đồ dùng của trẻ: Trẻ ngồi hình chữ u

* Bước 1 : Gây hứng thú

- Cho trẻ hát: Trường chúng cháu là trường mầm non.

- Dẫn dắt giới thiệu hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và sống đoàn kết với các bạn

* Bước 2: Nội dung

- Cô giới thiệu bài thơ “Bé tới trường”

 Tác giả Nguyễn Thanh Sáu và đọc thơ cho trẻ nghe:

+ Đọc lần 1 diễn cảm.

+ Đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh.

- Cô đặt câu hỏi đàm thoại:

+ Cô đọc bài thơ gì?

+ Của tác gả nào?

+ Bài thơ nói về ai?

+ Trên con đường tới trường của bạn nhỏ có gì?

+ Con đường được miêu tả như thế nào?

- Cô giải thích từ êm ả.

- Em bé đến trường với tâm trạng như thế nào?

=> Cô khái quát: bài thơ nói về niềm vui của em khi đến trường và cảnh vật xung quanh dường như cũng hòa chung với niềm vui tới trường của em bé.

- Giáo dục trẻ yêu thích đến trường.

- Cho cả lớp đọc thơ.

- Trẻ đọc thơ với nhiều hình thức (Cô quan sát sửa sai)

- Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ.

* Bước 3: kết thúc

- Cô tập trung trẻ củng cố lại bài nhận xét, động viên và cho trẻ ra ngoài

- Trẻ hát cùng cô

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát tranh

- 3 trẻ trả lời: Bé tới trường.

- 2-3 trẻ trả lời: Của tác giả Nguyễn Thanh Sáu.

-2 – 3 trẻ trả lời: Bạn nhỏ và những chú chim

- 2 – 3 trẻ trả lời: Có cây đa và đàn chim đang hát.

- 2 – 3 trẻ trả lời: Đường làng êm ả.

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Em bé rất vui.

- Trẻ lắng nghe.

- Cả lớp đọc thơ cùng cô

- Trẻ đọc với các hình thức: Tổ, nhóm, cá nhân.

- Trẻ nhắc lại tên bài học và đi ra ngoài

Hoạt động lao động: Lau dọn sắp xếp đồ dùng đồ chơi

* Kiến thức:

- Trẻ biết lau dọn, sắp xếp đồ dung đồ chơi gọn gàng

* Kỹ năng:

Rèn trẻ biết lau dọn, sắp xếp đồ dung trong ngoài nhẹ nhàng, gọn gang, ngăn nắp

* Thái độ:

- Giáo dục trẻ luôn có ý thức bảo vệ đồ dung đồ chơi, cất đúng nơi quy định

- Đồ dùng đồ chơi ở các góc

- Kệ đựng đồ chơi.

* Bước 1:  Gây hứng thú

- Cô tập trung trẻ đọc bài đồng dao: Đồ chơi của lớp

- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài đồng dao

- Giáo dục trẻ khi chơi xong cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.

* Bước 2: Nội dung

- Cô giới thiệu buổi lao động sắp xếp đồ dùng đồ chơi mầm non

- Cô hướng dẫn trẻ cách sắp xếp lau dọn đồ dùng đồ chơi

- Cô chia lớp ra thành 4 nhóm

- Cô quan sát động viên giúp đỡ trẻ

- Cô kiểm tra kết quả

* Bước 3: Kết thúc

Cô tập trung trẻ nhận xét buổi hoạt động lao động

- Cô cho trẻ đi rửa tay

- Trẻ xúm xít quanh cô đọc bài đồng dao : Đồ chơi của lớp

- Trẻ đàm thoại cùng cô

- Trẻ hưởng ứng.

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát cô hướng dẫn

- Trẻ chia ra làm 4 nhóm mỗi nhóm lau dọn sắp xếp 1 góc

- Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô

- Cô tập trung trẻ nhận xét buổi hoạt động lao động

*Nhận xét cuối ngày:

- Sức khoẻ:...................................................................................................................................................................................................

- Kiến thức - Kỹ năng: ..................................................................................................................................................................................

- Thái độ: ................................................................................................................................................................................................

Xem thêm: Hoạt động GÓC chủ đề nhánh: Đồ dùng đồ chơi của bé

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2