GIÁO ÁN NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Đề tài: NBTN: Đôi bàn tay
Lứa tuổi: Nhà trẻ 24 - 36 tháng
Thời gian: 18 - 20 phút
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ nhận biết được đôi bàn tay có hai bàn tay, trên bàn tay có: mu bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay, móng tay và công dụng của đôi bàn tay.
2. Kỹ năng:
- Phát triển vốn từ cho trẻ, trẻ nói rõ lời, đủ câu, chú ý rèn trẻ nói chưa rõ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi: Cái gì đây? Để làm gì? Và nói được các từ bàn tay, đôi bàn tay, mu bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay, móng tay.
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia chơi các hoạt động cùng cô và các bạn.
- Trẻ biết giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ, biết rửa tay bằng xà phòng khi bẩn, không được dùng tay xô đẩy, đấm, nhéo bạn.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô - Giáo án, ti vi.
- Bàn tay bằng xốp có ba màu đựng trong hộp quà
- Nhạc bài hát : Rửa tay, nhạc nhẹ, nhạc trò chơi.
- Hai cây to. Khung rối bóng, đèn chiếu.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một đôi bàn tay bằng xốp.
- Trẻ sẵn sàng tham gia vào giờ học.

III. Cách tiến hành
Nội dung và tiến trình hoạt động học | Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng | |
HĐ của giáo viên | HĐ của trẻ | |
1. Ổn định tổ chức: 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: 3. Kết thúc: | - Cô và trẻ chơi trò chơi: Chi chi chành chành - Cô bắt được cái gì đây? - Tay của bạn nào? - Các con giơ tay cho cô xem nào? * Hoạt động 1: Bé khám phá - Các con có mấy tay? - Hai bàn tay gọi là gì? (đôi bàn tay) - Đôi bàn tay của con đâu? - Đây là gì của bàn tay? (mu bàn tay) - Mu bàn tay của con đâu? (trẻ chỉ và nói) - Tay đẹp của con đâu? - Đây là gì của bàn tay? (lòng bàn tay) - Lòng bàn tay của con đâu? (trẻ chỉ và nói) - Trên bàn tay còn có gì đây? (nhiều ngón tay) - Ngón tay đẹp của các con đâu? - Đây là gì các con? (móng tay) - Móng tay của con đâu? (trẻ chỉ và nói) - Cho trẻ xoa hai lòng bàn tay vào với nhau và cho lên má hỏi và nói cảm nhận. ( ấm ) - Đôi bàn tay của mình còn làm những gì? (cầm cốc uống nước, rửa mặt, cầm bàn chải đánh răng, cầm lược chải đầu...) - Xem hình ảnh về các ích lợi của đôi bàn tay. => Giáo dục trẻ: Trẻ biết giữ gìn đôi bàn tay sach sẽ, không dùng tay xô, đẩy, đấm, cấu các bạn. Cho trẻ xem hình ảnh rối tay. * Hoạt động 2: Trò chơi - Trò chơi 1: Ngón tay xinh + Cách chơi: Trong thời gian một bản nhạc nếu nhạc nhanh các con dùng các ngón tay đi nhanh, nhạc chậm các con dùng các ngón tay đi chậm. + Luật chơi: Bạn nào làm sai phải làm lại cho đúng. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô mở hộp quà và mỗi trẻ lấy cho mình một món quà và hỏi. - Cái này giống cái gì? ( hình ảnh bàn tay) - Trên tay các con đang cầm cái gì? Hình ảnh bàn tay màu gì? - Cho trẻ đặt hình ảnh bàn tay xuống sàn rồi ướm bàn tay của mình lên. - Có cái gì đây? ( nhiều ngón tay) - Trò chơi 2: Bàn tay kì diệu + Cách chơi: Trong lớp có 2 thân cây, nhiệm vụ của các con gắn hình ảnh các bàn tay lên cây tạo thành lá cây. + Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc các con sẽ gắn lá cho cây Vận động theo bài : Rửa tay | - Trẻ chơi - Trẻ trả lời. - Trẻ đếm tay. - Cả lớp, tổ ,nhóm ,cá nhân trẻ tập nói. - Trẻ chỉ và trả lời - Cả lớp, cá nhân trẻ tập nói. - Trẻ chỉ và trả lời - Cả lớp, tổ ,nhóm ,cá nhân trẻ tập nói. - 2-3 Trẻ trả lời - Cả lớp, tổ ,nhóm ,cá nhân trẻ tập nói. - 2-3 Trẻ trả lời - Cả lớp, tổ ,nhóm ,cá nhân trẻ tập nói. -Trẻ làm -Trẻ trả lời - Trẻ chú ý xem. - Trẻ xem hình ảnh rối tay - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi - 2 – 3 trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ chơi. - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ vận động |
Xem thêm: Giáo án hoạt động phát triển vận động - Đề tài: Thể dục: VĐCB: “Đi có mang vật trên tay”