Giáo án tạo hình đề tài: Tạo hình các con vật từ bàn tay

 GIÁO ÁN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NCBH CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022-2023

Hoạt động: Tạo hình

Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ

Tên đề tài: Tạo hình các con vật từ bàn tay

Loại tiết: Rèn kỹ năng

Chủ đề: Thế giới động vật

Đối tượng: Trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

Thời gian: 30-35 phút

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Người dạy:

Thế giới động vật qua cái nhìn của các bé một thế giới vô cùng thú vị và nhiều mà sắc đa dạng và phong phú. Để giúp cho các con tìm hiểu và khám phá về những nét đặc trưng về các loài động vật thì việc tạo hình con vật từ đôi bàn tay bé đối với các bé luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. 

Từ đôi bàn tay nhỏ xinh các bé đã biết cách in, vẽ và có kỹ năng chọn màu, chấm màu....Vẽ thêm các chi tiết như râu, mắt, chân, đuôi.. và thế là những con vật ngộ nghĩnh xuất hiện trên các ý tưởng của bé như: con công, con cá, con bạch tuộc... 

Các bé thật là vui với sản phẩm ngộ nghĩnh và đáng yêu của mình.

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết đặt bàn tay lên trang giấy, vẽ các nét theo đường viền bao quanh bàn tay, ngón tay, vẽ thêm các chi tiết tạo thành hình con vật theo ý thích của mình (con cá, con chim, ốc sên…)

- Trẻ biết tự lựa chọn, sử dụng đồ dùng đồ chơi mầm non, phương tiện, màu sắc để tạo hình bức tranh của mình (Vẽ trên mẹt, bìa, chiếu, khung tranh; màu mước, sáp, bút lông…). Trẻ đặt được tên cho bức tranh của mình.

2. Kỹ năng

- Dạy trẻ kỹ năng in, đồ theo vật bằng các nét nối liền nhau;

- Rèn kỹ năng vẽ các nét cong, xiên, thẳng; kỹ năng tô màu, sắp xếp bố cục tranh cho trẻ.

- Phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho trẻ.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ, chăm sóc các con vật, biết tránh xa những con vật nguy hiểm.

- Giáo dục trẻ ý thức, nề nếp trong hoạt động, biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm của mình và bạn.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- 3 tranh mẫu vẽ các con vật từ bàn tay: Đàn cá, ốc sên, gà

- Nhạc bài hát: Múa cho mẹ xem, cá vàng bơi; nhạc không lời...

2. Đồ dùng của trẻ

- Mỗi nhóm có màu nước, bút sáp màu, khăn lau tay, bút chì, nước, cọ vẽ

- Giấy A4, bìa cứng, đĩa giấy, chiếu mảnh, báo cũ...

Giáo án tạo hình đề tài: Tạo hình các con vật từ bàn tay

III. Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định gây hứng thú

- Cho trẻ chơi trò chơi “Nhện giăng tơ”

- Trò chuyện về đôi bàn tay của bé, tác dụng của đôi bàn tay.

=> Giáo dục trẻ: bàn tay có tác dụng rất lớn đối với đời sống con người chúng ta. Vì vậy các con phải biết giữ gìn bàn tay luôn sạch sẽ, biết rửa tay thường xuyên để phòng bệnh, nhất là dịch bệnh Covid-19.

- Cô giới thiệu về sự kỳ diệu, bí mật khác của đôi bàn tay và cho trẻ đoán.

- Trẻ chơi trò chơi cùng cô.

- 3-4 trẻ nhận xét về tác dụng của đôi bàn tay (Cầm bút, nắm, lấy đồ vật, rửa mặt, làm việc, viết, vẽ…)

- Trẻ lắng nghe.

- 2-3 trẻ đoán

2. Bài mới

Hoạt động 1: Quan sát các tranh gợi ý

Để biết điều kỳ diệu các bạn đoán có đúng không cô xin mời các con chú ý quan sát các bức tranh của cô.

* Tranh 1: Vẽ đàn cá

- Ai có nhận xét gì về bức tranh nào?

- Bạn nào phát hiện ra điều đặc biệt từ con cá?

- Bạn nào biết cách làm con cá giống như thế này nói cho cô và các bạn biết nào?

- Làm thế nào để vẽ được con cá xòe đuôi rộng như thế này?

- Thế con cá cụp đuôi này thì làm thế nào?

=> Cô khái quát: Để vẽ được bức tranh tạo hình con cá cô sẽ đặt bàn tay trái của mình lên vị trí định vẽ, tay phải cầm bút tô viền theo bàn tay những nét cong liên tiếp. Nếu muốn con cá xòe đuôi thì khi đặt tay ta xòe các ngón tay rồi vẽ viền sâu vào các kẽ ngón tay; còn nếu muốn con cá bơi nhanh thì chụm tay lại để vẽ qua các đầu ngón tay. Sau khi vẽ viền xong các con vẽ thêm các chi tiết để tạo thành đầu, miệng, thân, đuôi cá, các hình ảnh xung quanh con cá và tô màu cho đẹp. Các con có thể vẽ cá bơi ngang, bơi lên, bơi xuống…

* Tranh 2: Vẽ ốc sên

- Ai có nhận xét gì về bức tranh này?

- Con nhìn thấy con vật gì trong tranh?

- Bạn nào biết cách vẽ con ốc sên này?

=> Cô khái quát, hướng dẫn trẻ thao tác: Để vẽ được con ốc sên này, cô nắm các ngón của bàn tay trái lại, đưa ngón tay cái ra ngoài rồi đặt bàn tay xuống vị trí định vẽ, tay phải cô cầm bút vẽ các nét cong tròn theo hình nắm tay để tạo thành vỏ ốc, vẽ nét liền theo ngón tay cái để tạo thành đầu con ốc. Tiếp tục nhấc tay lên cô vẽ vòng tròn soắn cho rõ vỏ ốc.

Nếu bạn nào muốn nhìn rõ hơn con ốc đang bò thì vẽ thêm nét cong phía sau.

Sau đó chúng mình tô màu cho rõ phần vỏ ốc, miệng ốc nhé. Vẽ thêm ốc anh, ốc em...

Ai đặt tên cho bức tranh này là gì nào?

* Tranh 3: Vẽ con gà

- Bức tranh này vẽ gì? Ai mô tả được bức tranh.

- Làm thế nào để tạo được hình con gà này từ bàn tay?

- Con gà đối diện thì làm thế nào vẽ được?

=> Cô khái quát cách vẽ con gà bên trái bằng cách đặt úp bàn tay trái rồi vẽ theo, con gà bên phải đặt ngửa bàn tay trái để vẽ theo… Sau đó cô vẽ thêm mỏ, mào, mắt, chân và tô màu cho con gà.

- Có bạn nào phát hiện ra điều đặc biệt khác từ bức tranh con gà này không?

Gợi ý: Bức tranh vẽ trên chất liệu gì? Màu gì?

=> Giáo dục trẻ có thể lựa chọn và tận dụng các vật liệu gần gũi xung quanh mình để tạo ra sản phẩm tạo hình đẹp… thân thiện với môi trường

* Hỏi ý định trẻ:

+ Con sẽ tạo hình con gì từ bàn tay của mình? Con đặt tay như thế nào?

+ Con sẽ sử dụng nguyên vật liệu gì ?

Hoạt động 2: Trẻ thực hiện

- Cho trẻ đọc thơ: “ Bàn tay nhỏ”  và chọn nguyên vật liệu về chỗ thực hiện.

- Cô mở nhạc nhẹ trong suốt quá trình trẻ thực hiện

- Cô đi từng bàn hướng dẫn  thêm cho trẻ cách làm. Cô hướng dẫn cho những trẻ chưa thực hiện được, khuyến khích những trẻ khá sáng tạo thêm trong sản phẩm của  mình.

Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm

- Gần hết giờ cô nhắc trẻ để cho trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.

- Hết giờ cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.

- Cho trẻ vận động “Cá vàng bơi”

- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.

+ Con thích tranh của bạn nào nhất? Vì sao? (cách vẽ, kỹ năng thực hiện, tô màu như thế nào, bố cục ra sao)

+ Cho trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình và đặt tên cho sản phẩm

- Cô nhận xét chung.

+ Cô khen những trẻ có sản phẩm đẹp, sáng tạo, những trẻ có cố gắng, có sản phẩm đẹp hơn những lần tạo hình trước

+ Động viên những trẻ chưa hoàn thành sản phẩm, cần cố gắng hơn trong những lần sau.

* Củng cố: Hỏi trẻ tên hoạt động, giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình

-Trẻ lắng nghe.

- 2-3 trẻ nhận xét (Tranh vẽ những con cá đang bơi, có rong, nước…)

- 1-2 trẻ trả lời (Con cá giống hình bàn tay…)

- 2-3 trẻ trả lời (Con đặt bàn tay lên giấy, dùng bút vẽ theo viền tay rồi vẽ mắt, đầu, đuôi, tô màu…)

- 1-2 trẻ trả lời (Con đặt bàn tay xòe các ngón tay ra và vẽ theo..)

- 1-2 trẻ trả lời (Con đặt bàn tay chụm các ngón tay ra và vẽ qua các ngón tay...)

- Trẻ lắng nghe, khái quát và làm động tác mô phỏng cùng cô

- 2-3 trẻ nhận xét (Tranh vẽ hình con ốc sên đang bò, có cỏ, hoa…)

- 2-3 trẻ nêu ý tưởng.

- Trẻ quan sát và làm mô phỏng tay theo cô

- 2-3 trẻ đặt tên cho bức tranh

- 2-3 trẻ nhận xét (Tranh vẽ 2 con gà, 1 con gà trống, 1 con gà mái…)

- 2-3 trẻ nói cách thực hiện theo ý hiều

- Trẻ lắng nghe và thao tác mô phỏng cùng cô

- 1-2 trẻ nhận xét (Tranh vẽ trên báo, tô màu nước…)

- Trẻ lắng nghe

- 3-4 trẻ nêu ý tưởng và cách thực hiện

- Trẻ đọc thơ và về vị trí của mình.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ cố gắng hoàn thiện bài của mình.

- Trẻ trưng bày sản phẩm.

- Trẻ vận động.

- Trẻ nhận xét bài của mình, của bạn.

- Trẻ giới thiệu sản phẩm của trẻ.

- Trẻ lắng nghe.

- 2-3 trẻ trả lời

3. Kết thúc

- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi trong lớp. Đi rửa tay và chuyển hoạt động.

 - Trẻ thực hiện công việc cùng cô

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2