Giáo án tạo hình Đề tài: Xếp dán hình con vịt 3-4 tuổi

 GIÁO ÁN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NCBH CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022-2023

Hoạt động: Tạo hình

Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ

Tên đề tài: Xếp dán hình con vịt

Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới

Chủ đề: Thế giới động vật

Đối tượng: Trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi

Thời gian: 20- 25 phút

Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới xung quanh và phản ánh thế giới qua những tác phẩm nghệ thuật đó. Thông qua hoạt động tạo hình sẽ cho trẻ những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương, tuy đơn giản nhưng lại khắc họa lại trong tâm trí trẻ những sự vật hiện tượng, những đồ vật vật dụng…và mọi điều của thế giới xung quanh.

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của con vịt, biết nhận xét, lựa chọn và sử dụng đúng các hình có sẵn để xếp, dán tạo thành hình con vịt:  Nửa hình tròn to làm thân vịt, 1 hình tròn nhỏ làm đầu vịt, 1 hình tam giác làm chân và 1 hình tam giác làm mỏ vịt.

- Trẻ biết xếp lần lượt các hình thành con vịt sau đó phết hồ vào mặt trái của từng hình và dán vào vị trí đã xếp. Biết sử dụng bút vẽ thêm mắt cho con vịt.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng sắp xếp, phết hồ và dán sạch, đẹp cho trẻ.

- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay, các ngón tay.

3. Thái độ

- Trẻ tự tin, mạnh dạn hoàn thành sản phẩm của mình, hứng thú tham gia vào hoạt động.

- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc các con vật gần gũi, tránh những con vật có thể gây nguy hiểm.

II. Chuẩn bị

- Địa điểm: Phòng học sạch sẽ gọn gàng.

- Đồ dùng của cô:

+ Máy tính, loa, nhạc bài hát.

+ Tranh mẫu xếp, dán con vịt.

+ Bảng trưng bày sản phẩm.

+ Kẹp sản phẩm.

- Đồ dùng của trẻ: 

Mỗi trẻ 01 rổ đồ dùng đồ chơi mầm non gồm: Các hình tròn, nửa hình tròn, hình tam giác, vở tạo hình.

+ Mỗi nhóm gồm: Hồ dán, khăn ẩm lau tay, bút dạ

Giáo án tạo hình Đề tài: Xếp dán hình con vịt 3-4 tuổi

III. Cách tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định, gây hứng thú

- Cô cùng trẻ hát bài chú vịt con

+ Các con vừa hát bài hát nói về con gì?

+ Chú vịt con trong bài hát đã ngoan chưa? Vì sao?

=> Chú vịt con trong bài hát chưa ngoan vì tự ý bỏ đi chơi không xin phép mẹ, làm mẹ phải đi tìm đấy, chúng mình có được giống bạn vịt con không? Vì sao?

=> À các con còn nhỏ, không được tự ý bỏ đi chơi mà không xin phép người lớn, nếu không sẽ bị lạc và rất nhiều nguy hiểm khác xảy ra đấy, các con nhớ chưa?

- Bạn vịt đi chơi vẫn chưa biết về nhà, các con có đoán được vịt con đang ở đâu không? Vịt con trông như thế nào nhỉ?

- Trẻ hát, vận động cùng cô

- Cả lớp trả lời

- 2-3 trẻ trả lời (bạn vịt chưa ngoan vì đi chơi không hỏi mẹ ạ)

- Trẻ lắng nghe; 3-4 trẻ trả lời (Không được tự đi chơi vì bị lạc, bắt cóc…)

- Trẻ lắng nghe, trả lời

- Trẻ chú ý lắng nghe, 3-4 trẻ mô tả về vịt con (Vịt bé, màu vàng, đi lạch bạch, kêu vít vít…)

2. Bài mới

Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu

- Cô đồng ý với ý kiến các bạn nói về vịt con. Để rõ hơn cô sẽ cho các con xem bức tranh về con vịt nhé.

+ Ai có nhận xét gì về bức tranh con vịt?

+ Bức tranh con vịt được làm bằng cách nào?

+ Bạn nào chỉ và nói được các bộ phận của tranh dán hình con vịt?

+ Ai biết cách dán tạo hình con vịt nói cho cô và các bạn cùng nghe nào?

=> Cô khái quát và trẻ cùng chỉ vào từng bộ phận của hình con vịt và gọi tên

- Bạn vịt chắc đã đi chơi rất xa, chúng mình sẽ tìm giúp vịt mẹ các con có đồng ý không?

Vậy cô và các con sẽ làm thật nhiều tranh con vịt để nhờ mọi người tìm nhé.

Hoạt động 2: Làm mẫu cách dán hình con vịt

- Để tạo được bức tranh dán hình con vịt giống hệt như trên, các con xem cô hướng dẫn: Trong rổ cô có rất nhiều hình khác nhau, cô tìm 1 nửa hình tròn to nhất đặt ngửa đường thắng lên trên vào giữa trang giấy để tạo thành bộ phận nào của con vịt nhỉ?

Sau đó cô chọn hình tròn đặt lên góc phía trên của nửa hình tròn để tạo thành đầu của con vịt này

Tiếp theo cô chọn hình tam giác quay đầu nhọn lên trên xếp sát vào nửa hình tròn để làm chân con vịt; 1 hình tam giác khác cho đầu nhọn ra ngoài xếp cạnh hình tròn để làm gì nhỉ?

- Sau khi xếp xong cô sẽ dùng keo dán lại từng bộ phận mà cô vừa xếp được: Cô lật mặt trái của hình và cô bôi keo vào sau đó cô dán xuống để thành hình con vịt. Cô dán con vịt thật cân đối sao cho con vịt của cô vào chính giữa trang giấy. Cuối cùng cô dùng bút dạ chấm làm mắt cho con vịt.

- Cô hỏi lại trẻ cách xếp dán hình con vịt so với tranh mẫu.

* Hỏi ý tưởng trẻ:

- Các con có muốn dán được con vịt giống như của cô không? Con sẽ làm như thế nào? Con ngồi như thế nào?

=Giáo dục trẻ ngồi đúng tư thế và biết dán sạch, đẹp, không làm hồ dán lem ra ngoài, giữ gìn sản phẩm của mình.

Hoạt động 3: Trẻ thực hiện

Cô cho trẻ hiện theo nhóm, động viên hướng dẫn trẻ thực hiện (khuyến khích trẻ làm nhanh có thể vẽ thêm cây, cỏ, mặt trời, hồ nước…)

Hoạt động 4: Trưng bày, nhận xét sản phẩm

- Cô gợi ý cho các trẻ làm xong mang sản phẩm lên trưng bày;

- Khi hết thời gian, cô cho trẻ mang hết sản phẩm lên trưng bày, động viên các trẻ chưa xong sẽ hoàn thiện sau

- Cho trẻ nhận xét con thích bài nào? Bạn dán như thế nào?

- Cô nhận xét chung động viên khen trẻ

- Trẻ ngồi hướng mắt lên cô xem tranh mẫu con vịt

- 2-3 trẻ nhận xét (Con vịt màu vàng, vịt đi 1 mình, xung quanh có cây, cỏ…)

- 2-3 trẻ nói hoặc lên sờ vào tranh và nhận xét (Tranh được dán từ giấy màu …)

- 3-4 trẻ trả lời (Thân là nửa hình tròn to, đầu là hình tròn nhỏ, chân và mỏ hình tam giác….)

- 1-2 trẻ trả lời (Xếp nửa hình tròn làm thân, hình tròn ở trên làm đầu, 1 hình tam giác làm chân, 1 hình tam giác làm mỏ vịt…)

- Trẻ nhìn theo cô chỉ và gọi tên từng bộ phận (thân vịt, đầu vịt, chân, mỏ và mắt vịt)

- Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời

- Trẻ ngồi quan sát và lắng nghe cô hướng dẫn.

- Trẻ trả lời (Nửa hình tròn làm thân con vịt)

- Trẻ quan sát, lắng nghe

- Trẻ trả lời (Hình tam giác làm chân vịt, mỏ vịt)

- Trẻ quan sát, nhận xét và thao tác bằng lời, hành động mô phỏng cùng cô

- 2-3 trẻ nhận xét tranh của cô và tranh mẫu bên cạnh

- 2-3 trẻ trả lời và nói lại cách làm tranh con vịt

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ về 4 nhóm thực hiện

- Trẻ làm xong trước mang sản phẩm lên trưng bày trước.

- Trẻ khác mang sản phẩm lên trưng bày

- 3-4 trẻ lựa chọn bài mình thích và nhận xét (cách xếp hình, cách dùng hồ để dán, tạo thêm cảnh phụ và đoán xem con vịt đang ở đâu…

3. Củng cố, kết thúc

Hỏi trẻ nội dung bài.

Cho trẻ hát, vận động bài “Một con vịt” chờ cho tranh khô, sau buổi chơi sẽ tiếp tục mang tranh nhờ mọi người tìm giúp vịt con về cho vịt mẹ.

- Trẻ trả lời

- Trẻ hát, vận động bài “Một con vịt”

- Trẻ cùng cô cất đồ dùng, đồ chơi mầm non, rửa tay…


Xem thêm: Giáo án chuyên đề mầm non Đề tài: Một số con vật sống trong rừng
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2