GIÁO ÁN Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động:Tạo hình: “Nặn cái bát” (Mẫu)
Chủ đề: Ngành nghề
Đối tượng: MG 4-5 tuổi.
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết làm mềm đất, xoay tròn, ấn dẹt, uấn cong để tạo thành cái bát.
* Kĩ năng:
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, giúp trẻ có kĩ năng chia đất, ấn dẹt, uấn cong để tạo thành cái bát.
*Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động
* Giao dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của các bạn..
2. Chuẩn bị:
- Cái bát thật, bát nặn mẫu.
- Đất nặn, bảng con, nhạc nền theo chủ đề…
Xem thêm: Đất nặn slam là gì? Lưu ý khi cho trẻ trẻ nhỏ chơi đất nặn (slime)

3. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô | Dự kiến HĐ của trẻ |
* Hoạt động 1: Gây hứng thú, ổn định tổ chức: - Trẻ đọc bài thơ “ Cái bát xinh xinh” - Bài thơ có nhắc đến cái gì các con? - Hôm nay đến với lớp chúng mình cô đã chuẩn bị một món quà rất đặc biệt, các con cùng xem đó là gì nhé! - Cô cho trẻ quan sát cái bát thật + Chúng mình thấy cái bát có màu gì? + Cái bát này được làm từ chất liệu gì? => Cái bát này có màu trắng và được làm từ sứ đấy, chúng mình hãy cùng xem trong hộp quà có gì nữa nhé! 1,2,3….cô có gì nữa đây các bạn? + Cái bát này của cô được làm bằng gì? + Ngoài ra cái bát còn được trang trí thêm gì nữa đây các bạn? + Chúng mình có muốn nặn được những chiếc bát đẹp như thế này không? Có bạn nào đã được nặn cái bát chưa? - Để làm được chúng mình quan sát cô làm mẫu trước nhé! * Hoạt động 2:Nặn cái bát: - Cô làm mẫu, phân tích: + Cô làm mềm đất sau đó chia đất ra 2 phần, một phần to hơn để làm bát và một phần nhỏ để làm đế bát, cô lấy phần đất to hơn xoay tròn sau đó ấn dẹt, uấn cong, dùng tay miết cho mịn. sau đó cô lấy phần đất nhỏ hơn lăn dọc, uấn cong để tạo thành đế bát. vậy là cô đã nặn xong cái bát rồi. - Các con có thích nặn cái bát giống cô không? * Đàm thoại: + Để nặn được cái bát đầu tiên con làm gì trước? + Sau đó con làm gì? + Khi nặn, con ngồi như thế nào? - Cô chốt: Đúng rồi đấy các con ạ, để nặn được cái bát đẹp thì chúng mình phải chú ý khi nặn phải ngồi thẳng lưng, không đùa nghịch, không bôi đất ra lớp. Tiếp đó lấy đất làm mềm đất, chia đất rồi khéo léo ấn dẹt, uấn cong lấy tay miết làm cho mịn để tạo thành cái bát các con nhớ chưa nào! *Trẻ thực hiện: -Cô biết bạn nào cũng nóng lòng muốn nặn cái bát rồi cô mời các con hãy về 3 nhóm để trổ tài nào. - Bật nhạc nhỏ trong quá trình trẻ thực hiện - Cô bao quát trẻ thực hiện và hỏi trẻ: + Con đang làm gì đây? + Con nặn như thế nào? - Cô quan sát, động viên, khích lệ những trẻ thực hiện tốt sáng tạo thêm hoặc làm thêm; động viên, giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn khi thực hiện * Giáo dục trẻ: Giữ gìn sản phẩm của mình và của các bạn. * Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm: - Các con ơi sắp đến giờ trưng bày rồi chúng mình cùng nhanh tay hoàn thiện nào! - A đã đến giờ trưng bày các sản phẩm rồi cô mời chúng mình cùng mang lên đây nào! - Cô nhận xét và khen chung cả lớp. + Với đôi tay khéo léo và sự sáng tạo của mình cô thấy bạn nào cũng làm những cái bát rất đẹp, cô khen tất cả chúng mình nào? - Con thích sản phẩm nào nhất? + Vì sao con lại thích sản phẩm này? + Cái bát này là tác phẩm của ai? Con hãy giới thiệu về sản phẩm của mình nào? - Con đã nặn cai bát này bằng gì? Con nặn như thế nào? - Giáo viên nhận xét 1 số sản phẩm đẹp và chưa đẹp. - Kế thúc: Cô nhận xét, khen ngợi và tuyên dương trẻ. | - Trẻ đọc thơ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nặn - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời |