Giáo án chủ đề bản thân - Đề tài: In đường nét tạo tranh Mẫu giáo nhỡ

GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN

Đề tài : In đường nét tạo tranh

Loại tiết: Đề tài Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ Số trẻ : 15 trẻ

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết phối hợp các nét để in tạo thành tranh hình người ở các tư thế khác nhau.

- Trẻ biết các cách để lưu lại hình ảnh tư thế vận động của con người: chụp ảnh, quay video, xếp hình, vẽ, cắt dán, in.

- Trẻ nắm được qui trình in đường nét: chấm cạnh miếng bìa vào màu -> ấn lên giấy -> nhấc lên -> lặp lại thao tác....

2. Kỹ năng:

- Trẻ lựa chọn các mảnh bìa cartong có kích thước phù hợp để làm dụng cụ khi in tranh.

- Phối hợp các nét thẳng, nét cong... để in tạo thành hình người ở các tư thế khác nhau, sáng tạo thêm một số chi tiết phụ trong tranh.

- Trẻ phối hợp cùng bạn hoàn thành sản phẩm.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.

- Lưu trữ tốt sản phẩm mình tạo ra

II. Chuẩn bị:

1. Địa điểm: Phòng học

2. Đồ dùng

2.1. Đồ dùng của cô:

- Máy tính, máy chiếu, loa

- Nhạc: Chicken dance, nhạc không lời nhẹ nhàng, Clean up.

- Video các tư thế vận động và cách sắp xếp đường nét tạo hình người với các tư thế khác nhau.

- Giá đặt tranh, bài hướng dẫn của giáo viên

- Bìa cartong vụn, màu nước, đĩa đựng màu.

2.2. Đồ dùng của trẻ:

- Giấy làm bài, bìa cartong vụn,

- Màu nước, đĩa đựng màu, giỏ đựng bìa đã nhúng màu, khăn lau tay.

- Thẻ tên của trẻ.

Giáo án chủ đề bản thân - Đề tài: In đường nét tạo tranh Mẫu giáo nhỡ

III. Cách tiến hành:

Ho ạt động của cô

HĐ của trẻ

1. Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài: 1 – 2 phút

- Cô và trẻ chơi trò chơi: Đóng băng

Cách chơi: Trẻ vận động theo nhạc. Khi nhạc dừng, trẻ giữ nguyên tư thế như “đóng băng”. Khi nhạc nổi lên, trẻ tiếp tục vận động theo ý thích.

- Trẻ chơi

2. Phương pháp và hình thức tổ chức ( 2225 phút)

2.1 . Hoạt động 1: Quan sát đồ dùng gợi ý

- Cho trẻ xem video có các tư thế

- Làm thế nào để có thể lưu lại được hình ảnh về những tư thế mà con và các bạn đã làm?

2.2 . Hoạt động 2 : Hướng dẫn kĩ năng sắp xếp, bố cục các nét tạo các phần cơ thể.

- Cho trẻ nhắc lại kĩ thuật in đường nét?

- Cô chính xác: chấm cạnh miếng bìa vào màu -> ấn lên giấy -> nhấc lên -> lặp lại thao tác.

- Cô giới thiệu nội dung học: In đường nét bằng các nguyên vật liệu để tạo thành tư thế vận động khác nhau của các con.

- Cô hướng dẫn kĩ năng phối hợp các đường in để tạo thành bức tranh người:

+ Để in đường nét tạo hình người, đầu tiên cần in hình làm bộ phận nào trước?

+ Theo các con để in được phần đầu thì in nét nào?

+ Tiếp theo đến bộ phận nào? (thân)

Nếu muốn người ở tư thế đứng thẳng, các con dùng miếng bìa phẳng, nếu muốn in hình người đang cúi có dáng lưng cong, các con có thể dùng miếng bìa cong.

+ Để tạo hình cánh tay mềm mại của bạn gái đang múa, cô nên sử dụng nét nào?

+ Nếu không có nét cong thì các con sẽ làm gì?

+ Cô gợi ý trẻ có thể dùng bìa thẳng để uốn cong theo độ cong mình muốn và nhúng cạnh miếng bìa vào màu rồi nhấc lên, in đường cong lên giấy.

+ Tiếp theo đến bộ phận gì? (chân) Sử dụng nét nào để in?

Cô sử dụng nét thẳng dài để in chân trụ, chân còn lại cô in bằng 2 nét xiên ngắn.

+ Cuối cùng cô sử dụng 2 miếng bìa ngắn để in nét làm bàn chân.

-> Vậy là cô đã sử dụng cách in đường nét để tạo thành 1 hình người hoàn chỉnh rồi đấy. Để bức tranh sinh động hơn, cô in hoặc vẽ thêm các bộ phận khác trên khuôn mặt và chi tiết phụ như mặt trời, cây cỏ. Cô tin rằng với cách in đường nét, chúng ta có thể tạo ra những bức tranh rất thú vị.

2.3 . Hoạt động 3 : Gợi hỏi ý tưởng của trẻ

- Các con đã muốn in những bức tranh mà mình thích chưa nào?

- Con muốn in hình người ở tư thế nào?

- Mời con thể hiện tư thế đó?

- Để in được tư thế đó con dùng nét gì?

- Con in vào vị trí nào của bức tranh?

- Làm thế nào để con tạo được tư thế người có lưng cong trong bức tranh của con?

- Những bạn nào có ý tưởng cùng làm chung một sản phẩm?

Nếu muốn cùng nhau tạo ra sản phẩm thì các con hãy cùng về nhóm với nhau để bàn về ý tưởng và phân công nhiệm vụ rõ ràng nhé! (Trẻ tìm bạn để cùng bàn)

2.2. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện

- Trẻ về các nhóm thực hiện.

- Với trẻ làm bài theo nhóm, cô gợi ý cho trẻ thảo luận chọn đề tài:

+ Nhóm của con dự định sẽ làm gì?

+ Các con sẽ làm như thế nào?

+ Có bạn nào trong nhóm muốn bổ sung điều gì không?

- Trong quá trình trẻ làm, giáo viên quan sát, động viên, gợi mở ý tưởng khích lệ trẻ sáng tạo. Cô hỗ trợ hướng dẫn kĩ năng khó cho trẻ, giúp đỡ khi cần thiết, động viên trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình và ghi tên sản phẩm cho trẻ.

2.5. Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm

- Cô cho trẻ chia sẻ với nhau về sản phẩm của mình, của nhóm mình và của bạn

- Cô và trẻ cùng nhận xét sản phẩm:

+ Con thích bức tranh nào? Vì sao?

+ Bạn nào muốn giới thiệu về bức tranh của mình?

+ Tranh của con đâu? Các bạn trong tranh đang ở tư thế gì ?

+ Con đã sử dụng những nét gì để tạo thành bức tranh?

+ Con đặt tên cho bức tranh của mình là gì?

- Khi tham gia hoạt động này con cảm thấy thế nào? Con thích nhất điều gì? Con có mong muốn gì?

- Cô nhận xét về 1 bức tranh ấn tượng.

- Cô chia sẻ, khen động viên và giáo dục trẻ biết trân trọng những sản phẩm do mình và các bạn làm ra.

- Trẻ xem video




- Trẻ trả lời




- Trẻ trả lời




- Trẻ trả lời



- Trẻ trả lời



- Trẻ trả lời




- Trẻ trả lời




- Trẻ về nhóm thực hiện sản phẩm 


 - Trẻ chia sẻ




- Trẻ trả lời




- Trẻ giới thiệu





- Trẻ trả lời

3. Kết thúc ( 1 -2 phút)

- Thu dọn đồ dùng theo nhạc Clean up

- Trẻ cùng thu dọn đồ dùng đồ chơi mầm non

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2