Giáo án khám phá khoa học 5-6 tuổi - Đề tài: Tìm hiểu về gió

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG : KHÁM PHÁ KHOA HỌC

(Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên)

Đề tài: Tìm hiểu về gió

Đối tượng : 5-6 tuổi

Thời gian : 30 phút

Họ và tên người dạy:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I.Mục đích yêu cầu

1.Kiến thức:

- Trẻ biết được đặc điểm và tính chất của gió: Gió không có màu, không mùi, và không nhìn thấy.

- Trẻ biết gió ở khắp mọi nơi, trẻ nhận biết khi nào trời có gió và khi nào trời không có gió.

- Trẻ bước đầu nhận biết được gió tự nhiên và gió nhân tạo.

- Trẻ phân biệt được lợi ích cũng như tác hại do gió gây ra, cách hạn chế tác hại của gió.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và phán đoán sự vật, hiện tượng đang diễn ra và sắp diễn ra.

- Rèn kỹ năng chơi theo nhóm.

- Phát triển tư duy, trí nhớ, ngôn ngữ , các giác quan…

3.Giáo dục:

- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, trồng cây xanh để chắn gió bão, không đi ra ngoài đường khi có gió bão.

- Giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện..

II.Chuẩn bị

1.Đồ dùng của cô:

- Hình ảnh về ích lợi và tác hại của gió (máy chiếu, máy vi tính)

- Quạt máy, quạt giấy.

- Đàn.

2. Đồ dùng của trẻ:

- 4 vòng thể dục. 20 quả bóng bay.

- Dây ruy băng (mỗi trẻ một sợi), quạt giấy (mỗi trẻ 1 cái).

- 3 rổ đựng một số vật liệu do cô và trẻ sưu tầm: Lông gà, quạt giấy, nơ, bao cát, chong chóng, ống thổi ong bóng xà phòng…

3. Địa điểm

- Trong lớp học trẻ ngồi hình chữ U.

Giáo án khám phá khoa học 5-6 tuổi - Đề tài: Tìm hiểu về gió

III. Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

HĐ1: Gây hứng thú

- Cô và trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”.

+ Con vừa hát bài gì? Bài hát nói lên điều gì?

- Các con hãy nhìn lên màn hình và cho cô biết sự khác nhau giữa hình ảnh 1 và hình ảnh 2.

+ Vì sao cây 1 đứng thẳng, cây 2 lại nghiêng?

- Bây giờ chúng ta hãy đi tìm hiểu về gió nhé.

HĐ2: Nội Dung Chính

a,Trẻ trải nghiệm : Phân trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm 4-5 dồ vật cho trẻ làm thí nghiệm: Cách tạo ra gió, ích lợi của gió từ những đồ vật đơn giản gần gũi với trẻ: quạt giấy, nơ, lông gà, bông, chong chóng…

* Nhóm 1: Một rổ đồ dùng đồ chơi học tập nhỏ có: Bao cát, tờ giấy mỏng, lông gà.

* Nhóm 2: Nơ, quạt giấy

* Nhóm 3: Chong chóng, 1 hộp bong bóng xà phòng.

( Cô tổ chức cho 3 nhóm trình bày thí nghiệm)

- Cho trẻ được nêu thắc mắc, ý kiến từ những thí nghiệm, cô tạo tình huống cho trẻ phán đoán xem điều gì xảy ra.

b, Đặc điểm, tính chất của gió

- Vậy gió đến từ đâu? Tại sao lại có gió? ( Cô cho trẻ ra cửa để đón gió)

* Cô mở quạt máy:

- Con đưa tay bắt gió lại thử xem.

- Con có bắt được gió không?

- Gió có mùi không? Bây giở chúng mình cùng nhăm mắt lại và hít thật mạnh xem chúng mình thấy mùi gì nào?

- Vậy khi nào gió có mùi? Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường để tạo ra bầu không khí sạch.

- Cô chính xác lại đặc điểm của gió: gió không màu, không nắm bắt được, không mùi nhưng gió có thể mang hương thơm toả đi khắp nơi.

( Cô và trẻ chơi trò chơi “ Lá và gió” )

- Trẻ hát và vận động 



- Trẻ trả lời tự do


- Trẻ nhận xét.


- Trẻ tự tìm bạn và về 3 nhóm để làm thí nghiệm.

- Cho mỗi nhóm tự nhận xét những thí nghiệm và trình bày kết luận của mình.



- Trẻ phát hiện


- Đưa tay để bắt gió.



- Nhắm mắt để ngửi gió và nêu lên ý kiến của mình.



- Trẻ phát hiện bằng giác quan của mình.


- Trẻ chơi hào hứng.

c, Ích lợi và tác hại của gió.

- Gió có cần thiết với chúng ta không? Vì sao?

- Con có biết con người đã lợi dụng sức gió để làm gì không? Các con cùng nhìn lên màn hình xem gió có lợi ích gì nhé.

- Cho trẻ xem một số hình ảnh về ích lợi của gió. (Cô mở rộng thêm: gió làm khô thoáng nhà cửa, gió còn giúp hoa thụ phấn, gió còn tạo ra điện…)

- Nếu mùa hề mà không có gió thì sẽ ra sao? Mùa hè không nhũng cần có gió tự nhiên mà còn phải có gió nhân tạo nữa, đặc biệt là sử dụng gió từ quạt điện. Khi sử dụng quạt điên chúng mình phải chú ý điều gì? (Cô nhắc trẻ phải biết tiêt kiệm điện khi sử dụng …)

* Khi gió nhỏ, vừa thì các con thấy thế nào? Còn khi gió to, gió mạnh thì sao? ( Gió tạo thành bão, lốc…Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh về tác hại của gió trên màn hình)

- Gió bão có ảnh hưởng như thế nào với đời sống con người ?

- Chúng ta có thể làm giảm tác hại của gió được không? Bằng cách nào?

- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, trồng cây xanh để chắn gió bão, khi có gió mạnh hoặc bão không nên ra đường tránh nguy hiểm.

* Chốt kiến thức: Vậy con biết vì sao có gió không? ( Do sự chuyển động của không khí tạo thành gió)

d, Trò chơi củng cố

* Trò chơi : “Tiếp sức”

- Cách chơi

Mỗi đội cử 4-5 bạn lên chơi, trẻ tự biết chia nhau trong đội: bạn thổi bóng, bạn buộc, bạn quạt bóng về đích.

- Luật chơi: Khi quạt bóng không được chạm vào bóng.

- Cô kiểm tra kết quả của 2 đội. Tuyên dương khen ngợi trẻ.

HĐ3 : Kết thúc

Cô cho trẻ chơi với những chiếc chong chóng và hát bài “ chong chóng quay”.

- Nêu ý kiến nhận xét về ích lợi của gió.

- Trẻ xem trên màn hình vi tính.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ biết cách tiết kiệm điện: Tắt điện khi không sử dụng. 

- Trẻ nêu lên nhận xét

- Xem những hình ảnh về tác hại của gió.

Gió có thể cuốn các vật đi, làm đổ nhà, đổ cửa, đổ cây.

- Trẻ nêu ý kiến

- Trẻ trả lời theo ý hiểu.

- Chia trẻ thành 2 đội chơi, mỗi đội 5 trẻ. 

- Vui chơi theo luật.

- Mỗi trẻ 1 chiếc chong chóng để quay.


Xem Thêm: Giáo án STEAM: 5E Bài học Khám phá về gió mẫu giáo lớn
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2