Sáng kiến kinh nghiệm mầm non : Một số biện pháp cho trẻ làm quen đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non.
1. Lời giới thiệu
Tuổi mầm non là thời kỳ nhạy cảm với những ‘‘cái đẹp ‘’ xung quanh, có thể coi đây là thời kì phát cảm của những cảm xúc thẩm mĩ - những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với ‘‘cái đẹp’’. Từ những xúc cảm tích cực, trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật, cũng như các hoạt động khác trong chương trình giáo dục mầm non đổi mới. Giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non là giáo dục toàn diện cho trẻ về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, nhất là phát triển thẩm mĩ là cơ sở để hình thành nên nhân cách đầu đời cho trẻ.
Chính vì vậy trong hoạt động tạo hình, tự làm đồ dùng đồ chơi là một phần rất quan trọng trong các hoạt động của trẻ nhất là trong trò chơi của trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi là bạn đồng hành thân thiết với cô và trẻ trong mọi hoạt động trong ngày, là nguồn gốc của niềm vui sướng, là khởi nguồn của những xúc cảm - tình cảm tích cực ở trẻ. Những đồ chơi từ tuổi ấu thơ ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách sau này của trẻ.
Với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, cũng như điều kiện của mỗi gia đình chỉ có 1-2 con cha mẹ có thể có đủ điều kiện mua đồ chơi mầm non đắt tiền, có nguồn gốc rõ ràng. Nhưng không ít cha mẹ vì chiều con mua cho con những loại đồ chơi không rõ nguồn gốc, độc hại gây nguy hiểm cho trẻ cũng như người xung quanh.
Với những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên như (lá, hoa, quả, hột hạt, các loại củ…) hay từ các nguyên vật liệu tái sử dụng (vỏ hộp sữa, chai nhựa, quả bóng bàn đã cũ,hay vải vụn, bông vụn …) cô giáo cùng trẻ tạo ra những hình ngộ nghĩnh, đáng yêu và gần gũi với trẻ như chỉ cần cái lá mít hay lá ổi lá xoài có thể tạo ra được con trâu và trẻ biết được lá già rụng có màu vàng và lá non màu xanh, từ 2 quả cà chua to nhỏ tạo ra con lật đật … từ đó giúp trẻ trau rồi kiến thức, khả năng quan sát, sáng tạo.
Qua quá trình đó đôi bàn tay của trẻ ngày càng trở nên khéo léo, và trẻ ý thức được là phải giữ gìn sản phẩm mà mình làm, giữ vệ sinh môi trường. Hình thành ở trẻ những ý thích biểu tượng đầu tiên về cuộc sống, con người, xã hội và chuẩn bị những điều cần thiết để trẻ bước vào học tập ở trường tiểu học.
Khi tiếp xúc với các nguyên vật liệu đa dạng gợi cho trẻ sẽ có được những cảm xúc, những tình cảm vui vẻ,thoải mái, nhẹ nhàng, màu sắc, hình dáng đẹp, cân đối, hài hòa của các đồ chơi tự tạo mà trẻ cũng được tham gia làm gợi cho trẻ sự vui thích, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp óc thẩm mỹ.
Là một tổ trưởng tổ chuyên môn, cũng là cô giáo trực tiếp đứng lớp với 3 lần được giải làm đồ dùng đồ chơi cấp thành phố, và gần đây nhất đạt giải 3 làm đồ dùng đồ chơi cấp thành phố và cấp tỉnh năm học 2022-2023, có được sự thành công đó là sự ủng hộ của đa số giáo viên cùng phụ huynh học sinh trong khi điều kiện kinh tế còn hạn chế.
Điều đó làm tôi rất vui mừng nhưng cũng không ít trăn trở tôi muốn từ những kinh nghiệm của mình thông qua các cuộc thi làm đồ dùng, đồ chơi các cấp để chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp, cho trẻ bước đầu làm quen với đồ dùng đồ chơi tự tạo, và dạy trẻ biết cách tập làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có, nếu thực hiện tốt việc này giúp cho trẻ được trải nghiệm, giúp cho giáo viên, phụ huynh tiết kiệm được kinh tế, cha mẹ yên tâm công tác.

2. Tên sáng kiến
Một số biện pháp cho trẻ làm quen đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ cho trẻ làm quen đồ dùng đồ chơi tự tạo.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 11/2022
5. Mô tả bản chất của sáng kiến
* Về nội dung của sáng kiến: Sáng kiến được thực hiện qua 7 biện pháp
- Biện pháp 1: Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm đồ dùng đồ chơi
Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mở các buổi tập huấn cho đồng nghiệp cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, từ đó mỗi giáo viên có thêm kinh nghiệm và có điều kiện học hỏi trao đổi lẫn nhau. Qua các buổi họp tổ chuyên môn mỗi giáo viên tự đưa ra những cách làm,cách truyền tải tới học sinh mà kiến thức, kinh nghiệm mình thu được để các giáo viên khác cùng học tập.
Xem thêm: Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non của giáo viên mầm non
Các tiết dạy mẫu, dự giờ thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm. Qua hội thi làm đồ dùng đồ chơi, phát hiện ra những giáo viên có tài năng, đồng thời giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn non yếu về tay nghề vươn lên trong chuyên môn.
- Biện pháp 2: Cô chọn mẫu đồ chơi
Chọn mẫu đồ dùng đồ chơi học tập với nguyên liệu mà ở gần trường mình ,hay trong trường có sẵn dễ kiếm, dễ xin và các đồ chơi đó đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo tính giáo dục, tính thẩm mỹ (xếp tranh đàn cá bơi bằng lá xoài xanh, vàng…), giúp giáo dục trẻ về tác dụng của cây xoài quả để ăn, lá làm đồ chơi có ích, dạy trẻ phải chăm sóc tưới nước cho cây.
Đảm bảo tính an toàn, vệ sinh (làm quả táo, quả ớt bằng chai nhựa màu xanh, màu trắng đựng nước uống…con thỏ, con gấu con mèo bằng vỏ hộp sữa) chai đựng nước uống , đựng sữa không độc hại được cọ rửa và để nơi sạch sẽ. Từ những ống hút đủ màu sắc làm thành những bông hoa xinh xắn để trẻ chơi chon màu. Đồ chơi dễ làm trẻ có khả năng làm được như: Xếp hình hoa, quả lá bằng các viên sỏi màu được rửa sạch, xếp hạt na hình ô tô….xếp chồng hai vỏ hộp sữa chua cùng màu thành con vật trẻ thích.
- Biện pháp 3: Chọn vật liệu.
Chọn vật liệu cho trẻ tự làm cần đảm bảo: An toàn, sạch sẽ không độc hại, không sắc nhọn, không quá nhỏ. Vật liệu sẵn có ở địa phương và theo từng mùa (mùa thu lá vàng xếp đàn cá vàng, chọn hạt nhãn vào cuối mùa hè, các loại chai sữa trẻ uống xong cô rửa sạch) Chọn vật liệu theo mức độ nhận thức của từng lứa tuổi như lớp mẫu giáo bé có thể cho hột hạt có lỗ dây xâu to hơn mẫu giáo lớn và tăng độ khó dần với từng lứa tuổi.
- Biện pháp 4: Trẻ quan sát vật liệu
Trước khi cho trẻ làm đồ chơi cô giáo cần phải cho trẻ quan sát đồ dùng vật liệu làm đồ chơi đó, để trẻ biết được nơi tìm kiếm vật liệu hay nhờ sự ủng hộ hỗ trợ từ cha mẹ trẻ (nhờ bố mẹ tìm cho các loại vỏ chai nhựa và vệ sinh sạch sẽ). Khi cho trẻ quan sát cho trẻ gọi tên tên vật liệu, màu sắc của nó (màu xanh,đỏ, vàng…), hình dáng (tròn, dài, bẹt…), cứng hay mềm….
- Biện pháp 5: Trẻ quan sát mẫu đồ chơi cô tự làm
Để trẻ dễ quan sát mẫu đồ chơi cô chuẩn bị các mẫu đồ chơi học tập cho trẻ mầm non như: Con thỏ bằng hai hộp sữa chua cô trang trí sẵn và cô xếp trẻ xem. Con trâu làm bằng chai mắm và sơn màu đen, củ khoai lang làm con chuột, hạt nhãn làm con kiến, củ cà rốt tỉa đàn cá bơi, trứng khủng long làm con ong bướm…). Cô cho trẻ gọi tên đồ dùng, đồ chơi, cô cho trẻ cầm mẫu xem, cho trẻ tháo rời ra và lắp lại sau đó cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi.
- Biện pháp 6: Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi
Cô giáo làm mẫu cho trẻ xem vừa làm vừa hướng dẫn trẻ làm từng bước, song bước này mới làm sang bước khác, và nói rõ từng cách làm của đồ chơi đó: ví dụ làm con nghé bằng lá mít cô cho trẻ quan sát lá mít cô cầm trên tay, 2 tay cô cầm phần gần lá gần cuống và xé gần đến giữa và bên kia cũng thế cô xé tiếp và buộc cuống lá bằng dây, buộc tròn lá và kéo được con nghé con.
Mỗi hôm cô cho trẻ một ít và tăng độ khó nên dần, cô giáo chú ý không nên để trẻ chơi lâu quá, trẻ sẽ chán và mệt khi trẻ đã biết làm nhiều loại đồ chơi cô cho trẻ làm theo chủ đề, và chơi thi đua nhau theo nhóm cho trẻ thích.
- Biện pháp 7: Giáo dục trẻ sử dụng đồ chơi có hiệu quả và an toàn
Các sản phẩm do trẻ làm ra để phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ dùng vào nhiều công dụng (chơi ở góc chơi, kể chuyện, thơ hay nhận biết tập nói…) Ví dụ: Dùng đồ chơi để phát triển ngôn ngữ các con vật, vòng hoa xanh đỏ. Dùng đồ chơi phát triển tình cảm - xã hội bằng cách tạo niềm vui cho trẻ khi trẻ tự làm được sản phẩm, trang trí tặng bạn ngày sinh nhật. Dùng đồ chơi để phát triển vận động tinh, thô như trò chơi thả diều…
Xem thêm: Lợi ích của việc xây dựng góc vận động cho trẻ mầm non
* Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến có tính có tính khả thi được áp dụng rộng rãi trong phạm vi trường và đã đem lại hiệu quả thực sự thể hiện qua sự chuyên cần và phần trăm bé chăm ngoan của trường.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Sự quan tâm sâu sát của ban giám hiệu nhà trường
- Sự hợp tác của tổ chuyên môn và toàn thể giáo viên trong nhà trường và các trường bạn
- Và sự ủng hộ của học sinh và cha mẹ học sinh trong toàn trường.
7. Đánh giá lợi ích thu được
7.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của bản thân tôi:
Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát về tỷ lệ bé chuyên cần, chăm ngoan trong toàn trường và kết quả đạt được như sau:
Tỷ lệ bé chuyên cần:
STT | Tên lớp | Đạt % |
1 | 2TA | 85 |
2 | 2TB | 84 |
3 | 3TA | 87 |
4 | 3TB | 86 |
5 | 4TA | 89 |
6 | 4TB | 87 |
7 | 4TC | 89 |
8 | 5TA | 91 |
9 | 5TB | 92 |
Tỷ lệ bé chăm ngoan đạt
STT | Tên lớp | Đạt % |
1 | 2TA | 87 |
2 | 2TB | 86 |
3 | 3TA | 89 |
4 | 3TB | 90 |
5 | 4TA | 90 |
6 | 4TB | 92 |
7 | 4TC | 89 |
8 | 5TA | 91 |
9 | 5TB | 92 |
Cuối năm học tôi đã tiến hành khảo sát về tỷ lệ bé chuyên cần, chăm ngoan trong toàn trường và kết quả đạt được như sau:
Tỷ lệ bé chuyên cần:
STT | Tên lớp | Đạt % |
1 | 2TA | 97 |
2 | 2TB | 96 |
3 | 3TA | 97 |
4 | 3TB | 96 |
5 | 4TA | 95 |
6 | 4TB | 97 |
7 | 4TC | 96 |
8 | 5TA | 98 |
9 | 5TB | 98 |
Tỷ lệ bé chăm ngoan đạt:
STT | Tên lớp | Đạt % |
1 | 2TA | 97 |
2 | 2TB | 96 |
3 | 3TA | 95 |
4 | 3TB | 97 |
5 | 4TA | 95 |
6 | 4TB | 96 |
7 | 4TC | 96 |
8 | 5TA | 98 |
9 | 5TB | 98 |