Đề tài: Xác định phía phải phía trái của đối tượng khác

Đề tài: Xác định phía phải phía trái của đối tượng khác

 TIẾT THAO GIẢNG

GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN

Đề tài: Xác định phía phải phía trái của đối tượng khác

Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)- A1

Số lượng trẻ: 25-30 trẻ

Thời gian: 30-35 phút

Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

Trẻ biết xác định phía phải - phía trái của người khác dựa vào việc xác định phía phải phía trái của bản thân.

Trẻ biết chơi các trò chơi xác định phía phải phía trái của người khác.

Kĩ năng:

Trẻ xác định được vị trí của các đối tượng về phía phải hoặc phía trái của một người nào đó được chọn làm chuẩn.

Trẻ nêu và giải thích được kết quả dựa vào sự định hướng trên bản thân trẻ.

Củng cố kĩ năng chơi các trò chơi xác định phương hướng cho trẻ.

Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia hoạt động

- Có ý thức nghiêm túc trong giờ học, biết vâng lời cô giáo

 -Trẻ đoàn kết, giúp đở và biết chơi cùng bạn khi chơi

II. Chuẩn bị:

Đồ dùng của cô:

- Nhạc bài “if you happy”

- Trang phục cho bác đưa thư, 1 bó hoa và 1 hộp quà.

Đồ dùng của trẻ:

- TC đi picnic: mỗi trẻ 1 cái mũ và 1 ống nhòm.

- TC: Gấu con đi chụp ảnh: mỗi trẻ 1 bông hoa và một cái ô.

III. Tiến hành:

Hoạt động của côHoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:

- Cô giới thiệu khách mời: Các con ơi! Lớp chúng ta hôm nay rất vinh dự được các cô trong nhà trường tới thăm xem các con học có ngoan có giỏi không đấy. Các con cùng khoanh tay lễ phép chào các cô nào!”

- Cô và trẻ cùng nhau vận động theo nhạc bài hát” If you happy”.
Sau đó cô trò chuyện dẫn dắt vào bài.

2.Phương pháp và hình thức tổ chức:

a. Phần 1: Ôn xác định phía phải - phía trái của bản thân trẻ:

* TC1: Làm theo hiệu lệnh của cô:

- Cách chơi: Cô nóí lần lượt các yêu cầu sau: vẫy tay phải, tay trái, vỗ tay về phía phải- phía trái, dậm chân phải, chân trái, nhảy về phía phải, phía trái thì trẻ sẽ làm theo yêu cầu của cô.

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần.

*TC2: Đi picnic.

- Cách chơi: Đi picnic trời rất nóng nên cô đã chuẩn bị cho các con mỗi bạn một cái quạt và một cái ống nhòm để các con ngắm cảnh đấy

- Mời trẻ lên lấy đồ dùng và về chỗ ngồi của mình.

-  Cô hỏi trẻ:

+ Tay phải của các con đâu?

+ Mũ đang ở cùng phía với tay phải của các con như vậy mũ đang ở phía nào?

+ Phía phải các con có cái gì?

+ Các con cùng giơ mũ về phía phải nào.

+ Các con hãy đặt mũ về phía trái của mình nào?

+ Mũ đang ở phía nào của các con?

+ Phía trái các con có cái gì?

+ Cho trẻ đội mũ lên đầu rồi đứng và cầm ống nhòm lên. Các lấy ống nhòm quay về phía phải quan sát xem có gì nào? ( Cô hỏi cả lớp sau đó hỏi các nhân trẻ)

+ Các con hãy quay ống nhòm sang phía trái quan sát xem có gì nào? ( Cô hỏi cả lớp sau đó hỏi các nhân trẻ)

       - Cho trẻ lên cất đồ dùng và về chỗ ngồi.

b. Dạy trẻ xác định phía phải- phía trái của người khác.

* Lần 1: Cô cho trẻ đứng thành từng cặp và cùng chiều với nhau sau đó hỏi trẻ:

- Tay phải của các con đâu?

- Tay phải của các con có cùng phía với tay phải của các bạn không?

- Tay trái của con đâu?

- Tay trái của các con có cùng phía với tay trái của các bạn không?
( Cô hỏi cả lớp sau đó hỏi các nhân trẻ)
  • Cô chốtKhi đứng cùng chiều tay phải -tay trái của cháu cùng phía với tay phải- tay trái của bạn. Vì vậy phía phải- phía trái của cháu cũng là phía phải- phía trái của bạn.
* Lần 2: Cô cho trẻ đứng ngược chiều với nhau và hỏi trẻ:

- Tay phải của các con đâu?

- Các con thấy tay phải của bạn và của mình như thế nào với nhau?

- Tay phải của con cùng phía với tay nào của bạn?

- Như vậy phía phải của bạn là phía nào của con?

( cô hỏi cá nhân trẻ và cả lớp)

- Các con giơ tay trái của mình lên nào?

- Tay trái của các con có cùng phía với nhau không?

- Như vậy phía trái của con là phía nào của bạn?

=>Cô chốtKhi đứng ngược chiều, tay phải cháu cùng phía với tay trái của bạn. Vì vậy phía phải của cháu là phía trái của bạn còn phía trái của cháu là phía phải của bạn.

=>Kết luận chung:

Khi đứng cùng chiều: Phía phải- phía trái của mình là phía phải- phía trái của người khác.

+Khi đứng ngược chiều: Phía phải của mình là phía trái của bạn còn phía trái của mình là phía phải của bạn.

cho nhiều trẻ nhắc lại kết luận)

Cô cho trẻ lấy rổ đồ dùng và về chỗ ngồi, để đồ dùng ra sau lưng.

c. Luyện tập

Cô tạo tình huống1: ‘Bác đưa thư đến thăm lớp”

- Cô tạo tình huống bác đưa thư đến thăm lớp và có mang rất nhiều quà. Để nhận được quà các con phải trả lời đúng những câu hỏi mà bác đưa ra.

+ Đố các cháu biết tay nào bác cầm hoa? tay nào bác cầm quà?

+ Đúng không bác đưa thư?

- Bác đưa thư mời 2 bạn đại diện lên nhận quà gồm 1 bạn nam và 1 bạn nữ. Bạn nam đứng phía phải, bạn nữ đứng phía trái bác đưa thư

+ Ai ở phía phải bác đưa thư?

+ Ai ở phía trái bác đưa thư?
  • Bạn nam ở bên phải bác đưa thư, bạn nữ ở bên trái bác đưa thư.( cho cả lớp nhắc lại)
+ Bác đưa thư đố: Bây giờ bác đưa thư muốn bạn nam ở phía trái của bác, còn bạn nữ đứng phía trái của bác thì các con có cách nào giúp bác không?

=> C1: Xoay người bác đưa thư lại.

+  Lúc này bạn nam ở phía nào của bác đưa thư?

+ Bạn nữ ở phía nào của bác đưa thư?

+ Tay phải của các con đâu? Tay trái của các con đâu?

+ Như vậy các bạn đã xác định đúng chưa bác đưa thư?

=> C2: Chuyển đổi vị trí bạn nam qua phía trái còn bạn nữ qua phía phải bác đưa thư.

- Chào tạm biệt bác đưa thư.

* TC2: Gấu con đi chụp ảnh:

Cô mời trẻ lấy đồ dùng ra trước mặt cô vừa nói:” Vào một ngày đẹp trời, muôn hoa đua nở, gấu con cũng muốn đi dạo chơi. Gấu con có mang theo một bông hoa và một cái ô để chụp ảnh.

- Để có bức ảnh đẹp thì gấu con muốn cái ô ở phía phải còn bông hoa ở phía trái của gấu, các con cùng giúp bạn gấu đi nào?

- Cô đi kiểm tra kết quả và hỏi trẻ?

+ Cái ô, bông hoa ở phía nào của gấu con?

- Sau khi chụp hình xong, gấu con muốn bông hoa ở phía trái còn cái ô ở phía phải của gấu các bạn hãy giúp bạn gấu đi để bạn gấu có nhiều hình ảnh đẹp nào?

+ Con giúp bạn gấu bằng cách nào?

+ Lúc này bông hoa, cái ô ở phía nào của gấu con?

+ Bạn nào có cách khác không?

*TC3: Ai nhanh ai đúng:

- Cách chơi: Trẻ vẫn để nguyên vị trí của bạn gấu con và các đồ dùng. Cô nói phía nào trẻ sẽ nói tên đồ vật ở phía đó, ngược lại cô nói tên đồ vật trẻ sẽ nói phía.

- Tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần.

3. Kết thúc

Cô nhận xét chung, khen ngợi động viên trẻ

- Chuyển hoạt động.
 

- Trẻ khoanh tay chào khách.


- Trẻ vận động




- Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô.






- Trẻ lên lấy đồ dùng.


- Trẻ giơ tay phải



- Mũ đang ở phía phải



- Phía phải con có mũ



- Trẻ đặt mũ


- Mũ ở phía phải


- Có mũ.


- Trẻ lấy ống nhòm và nhìn về bên phải


- Trẻ quay ống nhòm sang phía trái và quan sát


 
  • Trẻ giơ tay phải lên
- Có ạ.




- Trẻ lắng nghe



- Trẻ giơ tay phải lên



- Khác phía nhau nhau



- Tay phải con cùng phía với tay trái của bạn.



- Phía phải con là phía trái của bạn.





- Trẻ lắng nghe





- Trẻ nhắc lại




- Trẻ lấy đồ dùng và về chỗ ngồi.


- Trẻ chào bác đưa thư

- Trẻ trả lời



 
  • Trẻ trả lời








- Trẻ trả lời





- Trẻ trả lời








- Trẻ đặt ô sang phía phải còn hoa đặt sang phía trái







- Trẻ trả lời







- Trẻ trả lời






- Trẻ trả lời
Xem thêm: Đề tài: Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2