
Đề tài : Tìm hiểu khám phá ngày và đêm
Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức
Chủ đề : Hiện tượng tự nhiên
Đối tượng : Trẻ 5 – 6 tuổi
I/ Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức: - Trẻ nhận biết, phân biệt được ban ngày và ban đêm.
- Trẻ biết một số đặc điểm của ban ngày và ban đêm (ban ngày có ông mặt trời, ban đêm có ông trăng và các ngôi sao…...)
- Trẻ biết được thời gian xuất hiện của ông mặt trời. Trẻ hiểu được mặt trăng và các vì sao xuất hiện vào ban đêm.
- Trẻ nhớ luật chơi và cách chơi khi tham gia trò chơi.
b. Kỹ năng:
- Trẻ biết quan sát và phân biệt được bầu trời ban ngày và ban đêm
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định và phát triển tư duy, suy luận cho trẻ.
- Trò chuyện trao đổi cùng cô to, rõ ràng, mạch lạc.
- Nói đủ câu, đủ ý, lễ phép.
c. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của mặt trời, mặt trăng
- Giáo dục trẻ yêu quý thiên nhiên.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Slides về sự vật hiện tượng ban ngày và ban đêm.
- Tranh vẽ bầu trời ban ngày, ban đêm.
- 3 bảng cho trẻ chơi trò chơi.
- Các bài hát trong chủ đề.
* Đồ dùng của trẻ:
- Hình ảnh, hoạt động về ban ngày, ban đêm.
- Các biểu tượng ông mặt trời và mặt trăng.
III/Tiến hành
1. Ổn định tổ chức .
- Cô giới thiệu các cô giáo đến dự.
- Cô và trẻ cùng hát bài hát: “ Điều kỳ diệu quanh ta”.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé
- Cô giới thiệu chương trình : “Nhà bác học tài ba”
- Cho trẻ xem video, quan sát và và cô cùng trò chuyện .
Hoạt động 2:Tìm hiểu, khám phá sự khác nhau giữa ngày và đêm.
* Trò chơi “ Thử tài của bé
Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 3 tổ, cho mỗi tổ một bức tranh và một rổ đồ chơi có nhiều hình ảnh, trẻ ngồi theo nhóm quan sát và tìm những hình ảnh có các hoạt động của con người sao cho phù hợp với bức tranh cô quy định.Thời gian tính bằng một bản nhạc.
Luật chơi: Nếu nhóm nào ghép sai sẽ không được tính.
* Cô lần lượt cho từng tổ nói về các hoạt động diễn ra vào ban ngày ban đêm, cả lớp kiểm tra .
+ Tranh 1: Ban ngày:
- Hỏi trẻ : Đây là hình ảnh gì?
- Bầu trời này vào ban ngày hay ban đêm?
- Vì sao biết ban ngày ?
- Cho trẻ nhìn ra ngoài trời xem như thế nào?
- Cô giải thích cho trẻ nghe.
- Cho trẻ nhắc từ “ Ban ngày”
- Liên hệ giáo dục trẻ.
- Tất cả các hình ảnh trong tranh là đặc điểm đặc trưng của hiện tượng tự nhiên nào?
+ Tranh 2: Ban đêm.
Một trẻ lên giới thiệu và nói về các hoạt động diễn ra vào ban đêm.
Cô nhận xét và giải thích cho trẻ hiểu.
Khi trời tối thì con người phải làm gì để nhìn rõ?
Con người thường làm gì vào ban đêm?
Cô liên hệ giáo dục trẻ.
Tất cả các hình ảnh trong tranh là đặc điểm đặc trưng của hiện tượng tự nhiên nào?
+ Tranh 3: Ban ngày và ban đêm:
Một trẻ lên giới thiệu và nói về các hoạt động diễn ra vào ban ngày và ban đêm.
Cô đàm thoại cùng trẻ, khái quát và nhận xét.
Hỏi trẻ đã được học về hiện tượng tự nhiên nào?
*Sau khi trải nghiệm các con thấy ngày và đêm khác nhau như thế nào?
+ Vận động bài: “ Vũ điệu gà con, bài hát “ Chúc bé ngủ ngon”.
* Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Tài năng tỏa sáng”
Cách chơi: Trẻ hãy nhìn hình ảnh cô đưa ra, sau đó chọn 1 trong 2 hoặc 3 đáp án đúng.
Trẻ chơi cùng cô.
Hoạt động 3: Củng cố - ôn luyện.
Trò chơi 1: “ Đội nào nhanh hơn”.
Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 3 tổ, lần lượt trẻ sẽ bật qua vòng, sau đó lên lấy một biểu tượng mặt trăng và mặt trời gắn vào một hoạt động trong tổ mình sao cho phù hợp. Thời gian sẽ được tính bằng một bản nhạc.
Trò chơi 2: “ Ai thông minh hơn”.
Cách chơi: Cô chia cho mỗi trẻ một chiếc bút, 1 bức tranh có các biểu tượng về mặt trời, mặt trăng và các hoạt động diễn ra vào ban ngày và ban đêm của con người. Nhiệm vụ của trẻ hãy lối các biểu tượng vào các hoạt động sao cho phù hợp. Thời gian sẽ được tính bằng một bản nhạc.
Hoạt động 4: Trẻ ra sân quan sát ông mặt trời.
mnjk