Giáo án steam DỰ ÁN KHINH KHÍ CẦU Mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi

Giáo án steam DỰ ÁN KHINH KHÍ CẦU Mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi

DỰ ÁN: Kinh khí cầu

1. Các lĩnh vực hướng tới

* Khoa học (S)

- Tìm hiểu, khám phá về đặc điểm của các nguyên vật liệu làm kinh khí cầu: Cốc giấy, cốc nhựa, đĩa giấy, đĩa nhựa, lõi giấy vệ sinh, ống hút, dây, băng dính 2 mặt…

* Công nghệ (T)

- Sử dụng máy tính, điện thoại thông minh…

* Chế tạo (E)

- Quy trình làm ra chiếc kinh khí cầu từ cốc giấy, cốc nhựa, đĩa giấy, đĩa nhựa, lõi giấy vệ sinh ,ống hút …

* Nghệ thuật (A)

- Thiết kế các loại kinh khí cầu. Vẽ họa tiết trang trí kinh khí cầu.

* Toán học (M)

- Cốc giấy, cốc nhựa, lõi giấy vệ sinh khối trụ, đĩa giấy, đĩa nhựa hình tròn.

- Ngôn ngữ và chữ viết: Lên bảng tổng hợp kết quả, lên bản thiết kế.

- Phát triển khả năng cảm xúc và xã hội:

+ Trẻ thích thú khi được tự mình thiết kế và tạo ra những chiếc kinh khí cầu.

+ Trẻ mạnh dạn tự tin.

2. Các kỹ năng và nội dung chính

2.1. Các kỹ năng trong thế kỷ 21

- Kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Kỹ năng tư duy suy đoán, tư duy sáng tạo.

2.2  Nội dung kiến thức, kỹ năng

* Kiến thức:

- Trẻ biết các chất liệu: cốc giấy, cốc nhựa, đĩa giấy, đĩa nhựa, lõi giấy vệ sinh ống hút … dễ tạo hình.

- Trẻ biết cốc giấy, cốc nhựa, đĩa giấy, đĩa nhựa, lõi giấy vệ sinh, ống hút …dễ trang trí

- Trẻ biết quy trình tạo ra chiếc kinh khí cầu .

* Kỹ năng

- Trẻ có kỹ năng quan sát phân biệt các loại giấy, nhựa khác nhau.

- Trẻ có kĩ năng dán và làm phòng quả bóng.

- Trẻ phối hợp kỹ năng các nét cơ bản vẽ các họa tiết mình muốn trang trí trên chiếc kinh khí cầu.

- Quan sát, lắng nghe, thu thập, tìm kiếm thông tin.

- Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm: Thỏa thuận, hợp tác, phân công, chia sẻ và giúp đỡ nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung.

* Thái độ

- Trẻ có ý thức cùng nhau bảo vệ môi trường.

- Biết giữ gìn và bảo quản sản phẩm mình làm ra

3. Nguyên vật liệu

- Một số nguyên vật liệu: 

+ Cốc nhựa, cốc giấy, lõi giấy vệ sinh ống hút…

+ Đĩa giấy, đĩa nhựa, … Bóng bay

+ Kéo, dây, băng dính 2 mặt, hồ dán…

- Giá trưng bày sản phẩm.

4. Câu hỏi quan trọng

- Kinh khí cầu có những hình dạng gì?

- Làm thế nào để tạo ra kinh khí cầu từ các nguyên vật liệu này?

- Kinh khí cầu dùng để làm gì?

- Có nên tái sử dụng 1 số đồ dùng để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo?

5. Bài học 5E

Nội dung

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* E1: Thu hút

- Cô đưa ra chiếc hộp bí mật, cho trẻ đoán trong hộp có gì?

- Có ai tò mò về các nguyên vật liệu này không?

- Đây là gì? Nó dùng để làm gì?

(Cô gợi ý để thu hút sự chú ý, tò mò ở trẻ để trẻ đưa ra các câu hỏi truy vấn về cốc nhựa, cốc giấy, đĩa nhựa, đĩa giấy, lõi giấy vệ sinh … trong chiếc hộp bí mật).

- Trẻ đoán và đặt câu hỏi truy vấn.

* E2:

Khám phá

 Cấu tạo của kinh khí cầu

Hoạt động 1: Trò chuyện khai thác hiểu biết

- Cho trẻ quan sát hình ảnh kinh khí cầu trên slide:

+ Các con có biết đây là cái gì không?

+ Kinh khí cầu như thế nào?

+ Màu sắc của kinh khí cầu như thế nào?

+ Các con có nhận xét gì về kinh khí cầu?   

+ Kinh khí cầu là phương tiện giao thông đường gì ?

- Các con đã có những chia sẻ tuyệt vời về kinh khí cầu.

* Hoạt động 2: Cấu tạo của kinh khí cầu

+ Hình dạng của cái kinh khí cầu như thế nào?

+ Khinh khí cầu có những bộ phận nào?

+ Chất liệu của kinh khí cầu làm bằng gì?

+ Cấu tạo của kinh khí cầu như thế nào?

+ Khi nào cần sử dụng ?

+ Đã có bạn nào được bay ở kinh khí cầu chưa ?

- Trẻ hoạt động tại 3 nhóm:

+ Nhóm 1: Chia sẻ với cô giáo và bạn trong nhóm về những điều mình biết về cái kinh khí cầu cầm: Tên gọi, màu sắc, hình dạng, chất liệu…(trẻ minh họa bằng hình vẽ)

+ Nhóm 2: Trẻ xem sách, truyện về những loại kinh khí cầu có kiểu dáng khác nhau, chia sẻ những điều mình thấy và mình nghĩ …(trẻ minh họa bằng hình vẽ)

+ Nhóm 3: Chia sẻ với cô giáo và bạn trong nhóm về những điều mình biết về kinh khí cầu: Tên gọi, màu sắc, hình dạng, chất liệu…(trẻ minh họa bằng hình vẽ). kinh khí cầu này được mua ở đâu? Ai mua cho con? …(trẻ minh họa bằng hình vẽ)

=> Kinh khí cầu gồm hai phần, đó là phần thân ở dưới để ngồi và phần cầu bên trên để bay. Kinh khí cầu có cấu tạo là một quả cầu to bên trên và một chiếc giỏi bên dưới, bay được nhờ bơm khí và lực đẩy quả cầu bay lên. Người ta dùng khinh khí cầu để chở khách du lịch lên cao để ngắm cảnh đẹp hay còn dùng để trang trí lễ hội.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện.

* E3:
Giải thích

- Trẻ giải thích, chia sẻ với các bạn về lựa chọn của nhóm mình.

- Cô cho các nhóm còn lại đặt câu hỏi phản biện.

- Trẻ thực hiện.

* E4:
Mở rộng

* Hoạt động “Kinh khí cầu”:

- Hoạt động 1: Hỏi

+ Các con có muốn làm kinh khí cầu để chơi  không?

+ Giới thiệu chiếc Kinh khí cầu

à Khơi gợi cho trẻ mong muốn được: “Kinh khí cầu”.

- Hoạt động 2: Tưởng tượng

Trước tiên các con hãy cùng nhắm mắt lại và tưởng tượng xem chiếc kinh khí cầu của mình

sẽ như thế nào?

- Cô rất tò mò về chiếc kinh khí cầu trong tưởng tượng của các con. Các con hãy về nhóm và thể hiện ý tưởng thiết kế kinh khí cầu trên giấy.

- Hoạt động 3: Kế hoạch

+ Trẻ về nhóm bàn bạc và lên bản thiết kế chi tiết.

+ Tìm kiếm và lựa chọn chất liệu phù hợp.

- Hoạt động 4: Chế tạo

+ Xem lại và trò chuyện quá trình bắt đầu dự án

+ Cô cho trẻ lấy nguyên vật liệu đã lựa chọn từ hôm trước về nhóm để thực hiện. Dự kiến nhóm:

 Nhóm 1: Kinh khí cầu từ cốc giấy,

 Nhóm 2: Làm đèn trung thu từ đĩa giấy, đĩa nhựa.

 Nhóm 3: Làm đèn trung thu từ lõi giấy vệ sinh.

+ Trẻ thực hiện chế tạo theo bản thiết kế của nhóm. Trong quá trình thực hiện, cô gợi mở và đưa ra các câu hỏi cho từng nhóm.

+ Trẻ thử nghiệm sản phẩm của nhóm mình

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

- Trẻ cùng nhau thảo luận và thực hiện

- Trẻ về nhóm bàn bạc.

- Trẻ thực hiện.

* E5:

Đánh giá

Giới thiệu về sản phẩm của nhóm: Tên gọi, kinh khí cầu, mục đích sử dụng.

-> Giáo viên gợi ý để trẻ đưa ra câu hỏi truy vấn về sản phẩm của các nhóm.

- Thảo luận với trẻ:

+ Kinh khí cầu của các con có giống với bản vẽ thiết kế không?

+ Các con có muốn thay đổi họa tiết trang trí kinh khí cầu không?

+ Nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào?

- Dựa vào vấn đề của thực tiễn, cô gợi ý trẻ có thể thay đổi thiết kế hoặc mở rộng thêm vào buổi hôm sau:

- Cô cùng trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.

- Các nhóm trình bày sản phẩm.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trưng bày sản phẩm

6. Kiến thức giáo viên cần biết

- Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều chất liệu để làm được chiếc kinh khí cầu. Nên khi muốn làm chiếc kinh khí cầu các con phải  biết lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp như đĩa nhựa có độ bền cao, không thấm nước, dễ dán trang trí…

- Quy trình làm chiếc kinh khí cầu, tên gọi và các bộ phận của kinh khí cầu      

- Dạy trẻ nhận biết được ý nghĩa của việc tái sử dụng 1 số đồ dùng để làm đồ chơi mầm non tự tạo.

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2