Giáo án steam Dự án: Làm xe phản lực chạy bằng dây chun

Giáo án steam Dự án: Làm xe phản lực chạy bằng dây chun

Dự án: Làm xe phản lực chạy bằng dây chun

1. Các lĩnh vực hướng tới:

* Khoa học (S):

- Tìm hiểu, khám phá về đặc điểm, cấu tạo của xe phản lực chạy bằng dây chun. Tìm hiểu các nguyên vật liệu, xe chuyển động được nhờ dây chun soắn và cánh quạt quay làm xe phản lực chạy được : Bìa cát tông, nhựa, nút chai, dây chun, mia ca , que xiên, ruột bút hết mực, bánh xe ô tô đồ chơi mầm non ….

* Công nghệ (T):

- Sử dụng máy tính, điện thoại thông minh

* Chế tạo (E):

- Quy trình làm xe phản lực chạy bằng dây chun từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau.

* Nghệ thuật (A):

- Thiết kế, lắp ghép, trang trí xe phản lực chạy bằng dây chun bằng nhiều nguyên vật liệu.

* Toán học (M):

- Đếm số lượng các bánh xe, đo kích thước dài của xe ….

- Ngôn ngữ và chữ viết: Lên bảng tổng hợp kết quả và lên bản thiết kế.

- Phát triển khả năng cảm xúc và xã hội:

+ Trẻ thích thú khi được tự mình thiết kế và tạo ra chiếc xe phản lực chạy bằng dây chun từ nhiều nguyên vật liệu.

+ Trẻ mạnh dạn tự tin.

2. Các kỹ năng và nội dung chính:

2.1. Các kỹ năng trong thế kỷ 21:

- Kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Kỹ năng tư duy suy đoán, tư duy sáng tạo.

2.2  Nội dung kiến thức, kỹ năng:

* Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, tính chất, công dụng của xe phản lực chạy bằng dây chun

- Trẻ biết được cấu tạo của một chiếc xe phản lực chạy bằng dây chun gồm những phần cơ bản nào.

- Trẻ biết xe phản lực chạy bằng dây chun chạy được cần có dây chun và cánh quạt.

- Trẻ có một số hiểu biết về các nguyên vật liệu khác nhau.

- Trẻ biết ý nghĩa của việc tái sử dụng các phế liệu để tạo thành xe phản lực chạy bằng dây chun.

- Trẻ biết quy trình tạo ra chiếc xe phản lực chạy bằng dây chun từ các nguyên vật liệu khác nhau.

- Trẻ biết đặt câu hỏi truy vấn, trao đổi với giáo viên và các bạn để giải quyết vấn đề.

* Kỹ năng:

- Trẻ có kĩ năng cầm kéo và thước đo.

- Quan sát, lắng nghe, cùng nhau thảo luận và chia sẻ.

- Trẻ phối hợp các nét cơ bản để vẽ bản thiết kế xe phản lực chạy bằng dây chun.

- Quan sát, lắng nghe, thu thập, tìm kiếm thông tin.

* Thái độ:

- Trẻ có ý thức cùng nhau bảo vệ môi trường.

- Biết giữ gìn và bảo quản sản phẩm mình làm ra

3. Nguyên vật liệu:

- Các loại nguyên vật liệu: Bìa cát tông, nhựa, nút chai, dây chun, mia ca , que xiên, ruột bút hết mực, bánh xe ô tô đồ chơi hỏng …

- Kéo, thước, bút, giấy A4, ……..

4. Câu hỏi quan trọng:

- Tại sao xe phản lực chạy bằng dây chun lại duy chuyển được?

- Xe phản lực chạy bằng dây chun gồm những phần nào?

- Nên chọn nguyên vật liệu như thế nào để làm xe phản lực chạy bằng dây chun?

5. Bài học 5E

Nội dung

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* E1: Thu hút

Cô cho trẻ xem 1 đoạn phim về chiếc xe phản lực

- Cô gợi ý để trẻ đặt câu hỏi truy vấn. Đoạn phim trên nói về điều gì?

- Cô đưa ra 1 cho trẻ một chiếc xe phản lực, cho trẻ đặt câu hỏi.

+ Xe này là xe gì?

+ Vì sao xe lại chạy được

+ Xe chạy đươc nhờ có gì?

- Trẻ xem phim

- Trẻ đoán và đặt câu hỏi truy vấn.

* E2:

Khám phá

* Khai thác hiểu biết của trẻ về đặc điểm cấu tạo của xe phản lực chạy bằng dây chun

- Các con có biết xe phản lực chạy bằng dây chun có đặc điểm và cấu tạo như thế nào không?

- Theo các con muốn làm được xe phản lực chạy bằng dây chun ta cần chọn lựa những nguyên vật liệu như thế nào nhỉ? Các con đã sưu tầm những nguyên vật liệu gì để làm chiếc xe phản lực chạy bằng dây chun ?

- Cô giới thiệu và giao nhiệm vụ cho các nhóm khám phá về đặc điểm, cấu tạo và các nguyên vật liệu làm xe phản lực.

+ Nhóm 1: Khám phá cấu tạo, đặc điểm:

Trẻ quan sát xe phản lực chạy bằng dây chun. Xe phản lực chạy bằng dây chun gồm mấy phần chính? Vì sao xe phản lực chạy bằng dây chun có thể chạy được?

+ Nhóm 2: Khám phá về nguyên vật liệu:

Trẻ sờ, cầm, quan sát về một số các nguyên vật liệu. Các nguyên vật liệu có đặc điểm gì để làm xe phản lực chạy bằng dây chun. Vì sao?

-> Cô cho trẻ ghi lại kết quả của nhóm, cùng nhau rút ra kết luận.

- Trẻ lắng ghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện.

* E3:
Giải thích

- Trẻ giải thích, chia sẻ với các bạn về kết quả của nhóm mình.

- Cô cho các nhóm còn lại đặt câu hỏi phản biện.

- Trẻ thực hiện.

* E4:
Mở rộng

* Hoạt động “Làm xe phản lực chạy bằng dây chun”:

* Xem lại và trò chuyện quá trình bắt đầu làm dự án:

- Hỏi:

+ Qua buổi học trước các con đã biết xe phản lực chạy bằng dây chun gồm những phần nhỉ?

+ Vì sao xe phản lực chạy bằng dây chun lại chạy được?

+ Làm xe phản lực chạy bằng dây chun  thì ta cần những nguyên vật liệu như thế nào?

+ Các con có muốn làm xe phản lực chạy bằng dây chun không?

- Tưởng tượng:

+ Trước tiên các con hãy nhắm mắt vào và tưởng tượng xem chiếc xe phản lực chạy bằng dây chun của mình làm như thế nào nhé.

+ Được làm từ những nguyên vật liệu gì?

+ Cô rất tò mò về chiếc xe phản lực chạy bằng dây chun trong tưởng tượng của các con, các con hãy về nhóm và thể hiện ý tưởng thiết kế chiếc xe phản lực chạy bằng dây chun trên giấy nhé.

- Kế hoạch:

+ Trước khi các con muốn biến ý tưởng làm xe phản lực chạy bằng dây chun từ trên giấy thành thật thì mỗi nhóm cần thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

+ Nhiệm vụ 1: Thảo luận để vẽ ra bản thiết kế và chọn nguyên vật liệu để phù hợp với bản thiết kế của nhóm.

+ Nhiệm vụ 2: Phân công việc cho các thành viên trong nhóm.

- Chế tạo:

+ Cô cho trẻ lấy nguyên vật liệu đã lựa chọn về nhóm để thực hiện.

+ Tìm kiếm và lựa chọn chất liệu phù hợp.

+ Trẻ thực hiện chế tạo theo bản thiết kế của nhóm. Trong quá trình thực hiện, cô gợi mở và đưa ra các câu hỏi cho từng nhóm.

+ Trẻ thử nghiệm xe phản lực chạy bằng dây chun của nhóm mình: Xem có chạy được không?

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

- Trẻ tưởng tượng.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ thảo luận 

Trẻ cùng nhau thao luận và thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thử nghệm

* E5:

Đánh giá

Giới thiệu về sản phẩm của nhóm: Tên gọi, hình dáng, cách làm ra chiếc xe phản lực chạy bằng dây chun.

-> Giáo viên gợi ý để trẻ đưa ra câu hỏi truy vấn về sản phẩm của các nhóm.

- Thảo luận với trẻ:

+ Chiếc xe phản lực chạy bằng dây chun của các con có giống với bản vẽ thiết kế không?

+ Các con có muốn thay đổi hình dáng chiếc xe phản lực chạy bằng dây chun không?

+ Nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào?

- Dựa vào vấn đề của thực tiễn, cô gợi ý trẻ có thể thay đổi thiết kế hoặc mở rộng thêm vào buổi hôm sau:

- Cô cùng trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.

- Các nhóm trình bày sản phẩm.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ treo tranh.

6. Kiến thức giáo viên cần biết:

        - Xe  phản lực chạy bằng dây chun gồm có: Thân xe, bánh xe, cánh quạt, dây chun...

        - Xe xe phản lực chạy bằng dây chun, chạy được nhờ có bánh xe, cánh quạt, dây chun
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2