Cách xử lý khi con nói dối - Câu chuyện dạy trẻ không nói dối bạn cần biết

Cách xử lý khi con nói dối Chắc rằng chẳng có đứa trẻ nào trên đời biết nói dối ngay từ khi mới chào đời. Thế nhưng, khi được khoảng 1 tuổi, trẻ nhỏ thường vừa quan sát thái độ của người lớn vừa cố tình khóc để thu hút sự chú ý về phía mình. Lớn hơn một chút, nhiều bé bắt đầu biết làm một số trò đùa như giấu đồ chơi mầm non  mình đang cầm ra sau lưng, trông đợi vẻ mặt ngạc nhiên của bố mẹ rồi xòe hai bàn tay không ra và nói “Mất rồi! (Đồ chơi mất rồi)”... Có lẽ chẳng ông bố bà mẹ nào lại nỡ tỏ ra khó chịu trước những lời nói dối nho nhỏ đáng yêu này của con mình.

Cách xử lý khi con nói dối - Câu chuyện dạy trẻ không nói dối bạn cần biết
Cách xử lý khi con nói dối - Câu chuyện dạy trẻ không nói dối bạn cần biết


Trẻ nói dối phải làm sao Khi được khoảng 5 tuổi, lúc này trẻ nhỏ trở nên thông minh hơn, bởi vậy mà lời nói dối của các con cũng khéo hơn trước. Lý do của những lời nói dối này cũng rất phong phú, từ việc con muốn được mọi người chú ý, không muốn bị người lớn mắng cho đến muốn bảo vệ mình hay muốn bảo vệ ai đó... Nói đến việc “trẻ con hay nói dối”, bạn có thể hình dung ra những điều không hay, thế nhưng cũng có khi con nói dối chỉ vì không muốn làm bạn buồn. Chẳng hạn như khi bạn đã mất công nấu cho con ăn mà đồ ăn không ngon thì nhiều khi bé vẫn nói “Cơm ngon quá, mà con no rồi. Con không ăn nữa đâu ạ”...

Do đó, khi con trẻ nói dối, trước hết bạn hãy để ý xem con đang nói dối điều gì và tại sao con lại nói dối. Sau đó, hãy cân nhắc xem đó là lời nói dối có hại hay lời nói dối vô hại, để từ đó tìm ra cách xử lý phù hợp với con.

* Nói dối ở đây có nghĩa là nói không đúng sự thật. Lời nói ra để lừa người khác hoặc những lời nói trái với sự thật. (Theo Wikipedia Nhật Bản)

Nên làm gì khi con nói dối? - vì sao trẻ nói dối, nguyên nhân trẻ nói dối, nguyên nhân khiến trẻ nói dối



Câu chuyện dạy trẻ không nói dối bạn cần biết
Câu chuyện dạy trẻ không nói dối bạn cần biết

Khi cảm thấy lời nói dối của trẻ là không nên, người lớn chúng ta thường có xu hướng mắng trẻ một cách cảm tính hoặc thuyết giáo cho con một bài “Tại sao con lại nói dối?!”, “Con mà cứ nói dối thế này thì kể cả con có nói thật, cũng sẽ chẳng có ai tin con nữa đâu. Nói thật cho mẹ biết ngay!”... Thế nhưng, điều này lại chỉ đem đến kết quả hoàn toàn ngược lại. Thay vì mắng con, việc nói chuyện nhẹ nhàng với con sẽ giúp con dễ nói thật với bạn hơn “Mẹ sẽ không mắng con nên con phải nói thật cho mẹ biết”.


Khi nhận thấy con đang nói dối, trước khi mắng con, hãy tạo ra bầu không khí thật thoải mái hoặc tạo cho con cơ hội để con có thể giãi bày lời nói thật với bạn. Nếu con chịu nói thật cho bạn biết, hãy lắng nghe câu chuyện của con và thay vì mắng con, hãy khen con vì con đã nói thật.

Tạo cho con không khí thoải mái để con dễ dàng chia sẻ với bạn mà không cần phải nói dối


khi trẻ nói dối, trẻ con nói dối, phạt trẻ nói dối, đứa trẻ nói dối, vì sao trẻ nói dối, nguyên nhân trẻ nói dối,
khi trẻ nói dối, trẻ con nói dối, phạt trẻ nói dối, đứa trẻ nói dối, vì sao trẻ nói dối, nguyên nhân trẻ nói dối,

Để tạo cho con sự tin tưởng vào bạn cũng như xây dựng mối quan hệ mà con có thể thẳng thắn nói thật với bạn thì việc giao tiếp thường ngày là hết sức quan trọng. Nếu thường ngày bạn luôn chia sẻ và lắng nghe con nói chuyện thì con sẽ tin tưởng bạn và có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình.


Thay vì tra hỏi “Con dọn phòng xong chưa?”, “Vệ sinh xong đã đi rửa tay chưa?”, hãy thay đổi cách nói của bạn một chút “Con dọn phòng thế nào rồi? Nếu chưa xong thì nhớ dọn nhanh lên đấy!”, “Con chưa rửa tay thì đi rửa rồi vào đây”... Nhờ vậy, con bạn cũng chẳng cần phải nói dối bạn những điều nhỏ nhặt mà có thể hoàn thành những việc mà bé phải làm “Con biết rồi, con dọn ngay đây”, “Thế con đi rửa tay đây”...

Việc tạo cho con có một môi trường thoải mái giúp con không cần phải nói dối cũng rất quan trọng trong việc chăm sóc con cái.

Sự thành thật quan trọng hơn cả việc không nói dối



trẻ con hay nói dối, tại sao trẻ nói dối, trẻ 3 tuổi nói dối, trẻ 6 tuổi nói dối, trẻ nói dối, trẻ nói dối phải làm sao,
trẻ con hay nói dối, tại sao trẻ nói dối, trẻ 3 tuổi nói dối, trẻ 6 tuổi nói dối, trẻ nói dối, trẻ nói dối phải làm sao,

Chẳng có đứa trẻ nào lớn lên mà chưa từng nói dối. Ngay cả người lớn chúng ta cũng vậy, đôi lúc chúng ta thường nói dối để mối quan hệ với người khác trở nên suôn sẻ, hay không muốn để người khác lo lắng, hoặc đôi khi là để tự bảo vệ mình...


Bởi vậy, thay vì yêu cầu con tuyệt đối không được phép nói dối thì việc dạy con biết thành thật và suy nghĩ cho người khác là hết sức quan trọng. Chỉ cần nghĩ được như vậy thì bạn cũng có thể cho qua trước vài ba lần nói dối của con.

Ngày 1 tháng 4 là ngày Cá Tháng Tư (Ngày nói dối). Nhân dịp này, bạn hãy thử cùng con trao đổi về chủ đề này xem sao? Chắc rằng bạn và con sẽ có cuộc trò chuyện hết sức thú vị đấy.

Tác giả: Emiko Sakurai
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2