Những điều cần biết khi mang thai lần đầu - mang thai và những điều cần biết

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu Phụ nữ luôn bắt đầu chuẩn bị làm mẹ ngay từ ngày biết mình mang thai. Và rồi, kể từ ngày đó đến tận khi em bé được sinh ra, các bạn sẽ trải qua những ngày tháng “tuy hai mà một” cùng với bé nhà mình. Bởi vậy, bạn cần tìm hiểu những thông tin chính xác về sự thay đổi của cơ thể mẹ trong quá trình mang thai cũng như quá trình phát triển của các bé khi còn trong bụng mẹ, và chuẩn bị một cách kỹ càng để có thể an tâm sinh bé.

Phần đầu tiên trong loạt bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn sự thay đổi trong cơ thể của cả mẹ và bé trong 4 tháng đầu (15 tuần đầu) mang thai và những điểm cần chú ý trong sinh hoạt khi mang thai thời kỳ đầuNhững điều cần biết khi mang thai lần đầu

Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong thời kỳ đầu mang thai

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu - mang thai và những điều cần biết
Những điều cần biết khi mang thai lần đầu - mang thai và những điều cần biết

Ốm nghén - Dấu hiệu của một sinh mệnh mới

Khi bắt đầu mang thai, rất nhiều sự biến đổi sẽ ghé thăm cơ thể người mẹ. Và điều mà bạn thường gặp phải là “ốm nghén”. Thời kỳ xuất hiện ốm nghén khác nhau tùy vào thể chất của từng người, những bà bầu bị ốm nghén sớm có thể có những triệu chứng ốm nghén từ khi mới mang thai được 2 tháng đầu, nhưng thường thì những triệu chứng này sẽ dần dần giảm đi khi các bà bầu mang thai trên 4 tháng đầu.

Triệu chứng và mức độ ốm nghén của mỗi người mỗi khác, có người chỉ cảm thấy không thèm ăn như mọi khi, nhưng những bà bầu bị ốm nghén nặng có thể cảm thấy buồn nôn khi nhìn thấy bất kỳ món ăn gì và thậm chí không thể ra khỏi nhà. Cùng lúc đó, sở thích ăn uống của các bà bầu cũng thường thay đổi một cách đáng kể “Tôi chỉ có thể ăn cà chua bi”...

Không chỉ bị ốm nghén, các bà bầu còn gặp nhiều sự thay đổi cơ thể khác như lượng dịch âm đạo tăng, chân bị phù, hơi tí là buồn ngủ..., nhưng tất cả những điều này đều là dấu hiệu cho sự thích ứng của cơ thể người mẹ để tiếp nhận một sinh mệnh mới. Và dù những triệu chứng này có nặng đến thế nào đi chăng nữa thì kiểu gì nó cũng sẽ có lúc dừng lại, do đó bạn cứ yên tâm đi. Tuy nhiên, nếu bạn bị giảm trên 5 kg hay bị ốm nghén nặng đến mức nước cũng không uống được thì cần phải đi khám ngay.

Sự phát triển của bé trong thời kỳ đầu mang thai - Những điều cần biết khi mang thai lần đầu


Tay chân của bé bắt đầu thành hình và hình dáng cơ thể bé dần trở nên rõ ràng

Khi vừa mới mang thai, chúng ta chỉ có thể biết đến sự tồn tại của bé thông qua mạch đập của người mẹ, nhưng khi người mẹ mang thai được 3 tháng, tay chân và mắt mũi của bé sẽ thành hình và hình dáng cơ thể bé sẽ dần trở nên rõ ràng. Lúc này bé sẽ có chiều cao khoảng 4 - 8 cm và thể trọng vào khoảng 20 - 30 g. Tất cả các hệ thống cơ quan chính như não bộ, các dây thần kinh... của bé sẽ phát triển một cách nhanh chóng, và sẽ bắt đầu xuất hiện sự lưu thông máu trong cơ thể bé. Đây là thời kỳ vô cùng quan trọng để cơ thể bé hình thành nên những cơ năng tối thiểu của một sinh vật sống. Khi các mẹ khó ở do ốm nghén thì các bé cũng đang cố gắng hết sức để lớn lên.

Những điểm cần chú ý trong sinh hoạt vào thời kỳ đầu mang thai - Những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Thư giãn bằng cách mặc những loại trang phục thoải mái

Bạn không nên mặc những loại trang phục ôm sát người mà chỉ nên chọn mặc những loại trang phục rộng rãi và thoải mái. Điều này sẽ giúp làm giảm sự khó chịu khi ốm nghén, đồng thời thúc đẩy sự lưu thông máu trong cơ thể - hoạt động cần thiết cho sự phát triển của bé.

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu - Tránh chất cồn và hút thuốc

Do chất cồn có thể thông qua máu truyền đến thai nhi trong bụng bạn, bởi vậy nếu uống rượu bạn chỉ nên nhấp môi thôi. Bên cạnh đó, hút thuốc sẽ làm giảm lượng oxy trong máu, điều này có thể khiến thai nhi bị rơi vào trạng thái thiếu oxy. Do đó, để bé có thể phát triển một cách hoàn chỉnh, bạn cần đặc biệt chú ý tránh hút thuốc trong khi mang thai. Thêm vào đó, nếu xung quanh bạn có người hút thuốc, hãy chú ý để tránh hít phải khói thuốc một cách thụ động.
Không tự ý uống thuốc

Một số thành phần có trong những loại thuốc như thuốc cảm hay thuốc đau đầu có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi, bởi vậy bạn chỉ nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên tránh siêu âm quá nhiều khi khám thai tại các bệnh viện.

Những điều cần biết khi mang thai Thời kỳ mang thai trung kỳ

Phụ nữ luôn bắt đầu chuẩn bị làm mẹ ngay từ ngày biết mình mang thai. Và rồi, kể từ ngày đó đến tận khi em bé được sinh ra, các bạn sẽ trải qua những ngày tháng “tuy hai mà một” cùng với bé nhà mình. Bởi vậy, bạn cần tìm hiểu những thông tin chính xác về sự thay đổi của cơ thể mẹ trong quá trình mang thai cũng như quá trình phát triển của các bé khi còn trong bụng mẹ, và chuẩn bị một cách kỹ càng để có thể an tâm sinh bé.

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
mang thai và những điều cần biết, những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Phần thứ hai trong loạt bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn sự thay đổi trong cơ thể của cả mẹ và bé trong khoảng thời gian mang thai từ tháng thứ 5 (tuần thứ 16) cho đến tháng thứ 7 (tuần thứ 27) và những điểm cần chú ý trong sinh hoạt vào thời kỳ mang thai trung kỳ.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai trung kỳ - mang thai và những điều cần biết

Bước vào thời kỳ ổn định và cảm nhận được thai máy

Khi mang thai đến tháng thứ 5, bụng của bạn sẽ dần dần lộ ra và lúc này mọi người có thể dễ dàng nhận thấy bạn là một bà bầu. Lúc này, thời kỳ ốm nghén cực nhọc cuối cùng cũng đã rời đi và bạn bắt đầu bước vào thời kỳ ổn định cả về sinh lý và tâm lý. Cùng với sự trưởng thành của thai nhi, thể trọng của bạn cũng sẽ tăng lên, cũng có những bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy khi mang thai đến tháng thứ 5.

Bước sang tháng thứ 6, bụng của bạn sẽ phình to đến mức mà bạn bắt đầu cảm thấy nặng nề. Bầu ngực của bạn cũng trở nên to hơn, có bà bầu thậm chí bắt đầu tiết sữa lỏng ngay từ lúc này.

Sang tháng thứ 7, tử cung của bạn sẽ bắt đầu di chuyển lên vị trí phía trên rốn, điều này có thể khiến bạn cảm thấy bị đè nặng, hay phải hơi ngửa người ra sau để lấy cân bằng. Vào thời kỳ này, bạn còn dễ bị chuột rút ở bắp chân. Nếu bị chuột rút quá thường xuyên, bạn nên đi khám.

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu - mang thai và những điều cần biết
những điều cần biết khi mang thai lần đầu, những điều cấm kỵ khi mang thai

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu - Sự phát triển của bé trong thời kỳ mang thai trung kỳ


Da và cơ bắp cũng bắt đầu phát triển, cử động của bé cũng trở nên hoạt bát

Đến khoảng tháng thứ 5, cơ bắp của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển, bé sẽ trở nên cực kỳ hoạt bát và không ngừng cử động trong bụng của bạn. Cơ thể bạn sẽ cảm nhận được những cử động này thông qua hiện tượng thai máy. Móng tay sẽ bắt đầu mọc trên đầu ngón tay bé, lông mi và lông mày cũng sẽ dần mọc lên.

Vào khoảng tháng thứ 6, thính giác của bé sẽ bắt đầu phát triển, bởi vậy vào thời kỳ này có thể bé đã bắt đầu nghe được bố mẹ trò chuyện. Và cũng chính vào khoảng thời gian này, chúng ta mới có thể phân biệt được giới tính của bé.

Đến khoảng tháng thứ 7, bé đã lớn hơn với chiều cao khoảng 35 - 40 cm và cân nặng đạt khoảng 1000 - 1200 g. Bạn cũng bắt đầu có thể nhìn thấy khuôn mặt của bé trên màn hình của máy siêu âm, và chắc rằng các bạn sẽ trò chuyện không biết chán “Chắc nó giống mẹ”, “Sống mũi giống ông thế”...

Những điểm cần chú ý trong sinh hoạt vào thời kỳ mang thai trung kỳ

Quản lý cân nặng để không bị tăng cân quá nhiều

Bạn có xu hướng trở nên cực kỳ thèm ăn và dễ ăn quá nhiều vào thời kỳ mang thai trung kỳ, đây có lẽ là phản ứng ngược của thời kỳ ốm nghén mà bạn phải chịu đựng trước đó. Tất nhiên là bạn cũng cần hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng vì sức khỏe của cả bạn và bé, nhưng chú ý đừng để bị tăng cân quá mức. Tăng thể trọng quá mức sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén (Bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai).

Chú ý điều chỉnh tư thế để phòng tránh bị đau hông

Khi bụng dần dần to ra, tử cung sẽ di chuyển lên phía trên, do đó nhiều bà bầu thường hơi ngửa người ra sau để lấy cân bằng. Nhưng trên thực tế đây là chính là nguyên nhân khiến bạn bị đau hông, bởi vậy bạn cần luôn chú ý giữ thẳng lưng hết sức có thể. Nếu bụng của bạn nặng đến mức hông cảm thấy khó chịu thì có thể dùng đai quấn quanh phần xương chậu.

Thực hiện các biện pháp phòng rạn da khi mang thai

Bụng to lên khiến phần da ở bụng của bạn không kịp thích nghi và sinh ra những vết rạn. Những vết rạn này đặc biệt dễ xuất hiện ở phần bụng phía dưới, và đôi lúc chúng còn xuất hiện cả ở phần bầu ngực nữa. Tốt hơn là bạn không nên chú ý quá mức đến chúng, tuy nhiên bạn cũng có thể phòng chống một cách hiệu quả bằng việc mát xa những vùng da này với các loại kem và dầu dưỡng để bảo vệ sự đàn hồi của da.

Chữa sâu răng ngay từ lúc này

Các nhà khoa học cho rằng khi mang thai cơ thể của bạn sẽ bị lấy đi những chất dinh dưỡng để hình thành phần khung xương của thai nhi, bởi vậy răng của bạn trong thời kỳ mang thai sẽ trở nên yếu đi. Ngoài ra, sau khi sinh bạn sẽ chẳng có thời gian rảnh rỗi để đi khám răng đâu vì còn phải chăm sóc bé nữa. Thêm vào đó, trong quá trình sinh con có thể bạn cần cắn chặt răng để lấy sức. Vậy nên hãy đi khám răng ngay từ bây giờ đi nhé.

Những điều cần biết khi mang thai Thời kỳ mang thai hậu k

Phụ nữ luôn bắt đầu chuẩn bị làm mẹ ngay từ ngày biết mình mang thai. Và rồi, kể từ ngày đó đến tận khi em bé được sinh ra, các bạn sẽ trải qua những ngày tháng “tuy hai mà một” cùng với bé nhà mình. Bởi vậy, bạn cần tìm hiểu những thông tin chính xác về sự thay đổi của cơ thể mẹ trong quá trình mang thai cũng như quá trình phát triển của các bé khi còn trong bụng mẹ, và chuẩn bị một cách kỹ càng để có thể an tâm sinh bé.

Phần cuối trong loạt bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn sự thay đổi trong cơ thể của cả mẹ và bé trong khoảng thời gian mang thai từ tháng thứ 8 (tuần thứ 28) trở đi và những điểm cần chú ý trong sinh hoạt vào thời kỳ mang thai hậu kỳ.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai hậu kỳ

Xuất hiện hiện tượng táo bón hay chán ăn do nội tạng bị tử cung chèn ép

Bước vào giai đoạn mang thai hậu kỳ, bụng của bạn sẽ càng ngày càng to ra, lúc này tử cung sẽ chèn ép dạ dày và ruột, điều này khiến bạn cảm thấy chán ăn, bị táo bón hay khó thở... Ngoài ra khi sắp sinh, những cơ ở gần khu vực cổ tử cung bắt đầu mềm đi, nên các bà bầu đôi lúc còn có thể không kiểm soát được việc đi vệ sinh nữa.

Không chỉ thế, do bụng trở nên nặng hơn nên cử động của bạn sẽ trở nên chậm chạp hơn, thậm chí đôi lúc không thể thực hiện được những cử động mà trước kia bạn có thể dễ dàng hoàn thành. Bởi vậy, đừng cố làm những việc mà bản thân không thể, lúc này bạn chỉ nên duy trì những động tác hay tư thế không khiến mình bị mệt hay khó chịu thôi nhé. Khi ngủ bạn cũng nên nằm nghiêng sang một bên chứ đừng nằm ngửa, điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn đấy.

Đến tháng thứ 10 hay còn gọi là “tháng cuối thai kỳ”, bụng của bạn sẽ nhô hẳn về phía trước và trở nên lớn hơn bao giờ hết. Nếu thấy xuất hiện dịch nhầy và nước ối thì có nghĩa là bạn bắt đầu sinh rồi đấy.

Sự phát triển của bé trong thời kỳ mang thai hậu kỳ

Vào nửa cuối tháng thứ 8, bé sẽ có chiều cao khoảng 40 cm và cân nặng vào khoảng 1500g. Kể từ thời điềm này cho đến hai tháng tiếp theo, cân nặng của bé sẽ nhanh chóng tăng lên gấp đôi. Khi bước vào giai đoạn mang thai hậu kỳ, bộ não, nội tạng và hệ thần kinh... của bé đã được định hình và phát triển hoàn thiện, bởi vậy vào giai đoạn này lớp mỡ dưới da của bé sẽ tăng lên, và bé sẽ dần lớn lên thành một bé con bụ bẫm chờ đến ngày ra mắt mọi người.

Vào tháng thứ 10, khả năng miễn dịch của cơ thể mẹ sẽ được truyền qua cơ thể bé, nhờ đó bé sẽ có sức đề kháng với các căn bệnh. Khi gần đến ngày sinh, bé sẽ tụt dần về phía khung xương chậu và tần số thai máy cũng sẽ giảm dần.

Những điểm cần chú ý trong sinh hoạt vào thời kỳ mang thai hậu kỳ

Những điểm cần chú ý trong sinh hoạt vào thời kỳ mang thai hậu kỳ
những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối, những điều cần biết khi mang thai tuần đầu

Phòng Bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai

Trong số những bệnh mà phụ nữ mang thai thường mắc phải, Bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai (Nhiễm độc thai nghén) được cho là có nguy cơ cao đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và con. Bệnh thường có những triệu chứng như cao huyết áp, thừa protein trong nước tiểu, phù thũng... Để phòng chống căn bệnh này, bạn nên tránh ăn quá nhiều muối, tăng cân quá độ và thiếu ngủ.

Vận động một cách thích hợp để duy trì thể lực

Tuy vào thời kỳ mang thai hậu kỳ bụng của bạn sẽ trở nên rất nặng và hành động của bạn trở nên cực kỳ chậm chạp, nhưng bạn cần rèn luyện thể lực để chuẩn bị cho việc sinh sản. Do đó, bạn nên tích cực thực hiện những vận động giúp duy trì sức lực của các cơ bắp như tập thể dục hay đi bộ với lượng thích hợp. Tuy nhiên, bạn cần luôn chú ý để không bị vấp ngã. Bạn nên ngồi hẳn xuống khi muốn đi giày và chú ý để bụng không bị gập.

Chuẩn bị từ sớm để luôn sẵn sàng nhập viện sinh con

Bước vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai hậu kỳ, bạn có thể sinh bất kỳ lúc nào, bởi vậy bạn cần chuẩn bị sẵn mọi thứ để có thể nhập viện ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị từ sớm cho những ngày tháng sau khi sinh con để đến lúc đó không bị cập rập. Những thứ dùng nhiều như bỉm, sữa bột... cần được mua từ sớm vì sau khi sinh bạn sẽ không thể ngay lập tức ra ngoài mua, bởi vậy bạn nên tích trữ từ trước cho an tâm nhé.

Tác giả: Raichi Mochizuki
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2