3 cách xử lý khi các con cãi nhau - Mẹo phân xử khi các con cãi nhau

Nhà tôi có tất cả ba đứa: một cậu nhóc 9 tuổi, một cô nhóc 6 tuổi và một cậu nhóc 3 tuổi. Bởi vậy mà không những hàng ngày, mà các con tôi cãi nhau không biết bao nhiêu lần trong một ngày. Tôi thầm nghĩ “Cãi nhau như thế thì đứa nào đứa nấy tự chơi riêng có phải hơn không”, nhưng các con tôi thì lại muốn chơi cùng nhau. Thế nhưng, cứ được một lúc là chúng lại bắt đầu cãi nhau, rồi to tiếng, đánh nhau, nổi cáu, khóc nhè... ồn ào hết cả lên.

3 cách xử lý khi các con cãi nhau -  Mẹo phân xử khi các con cãi nhau
3 cách xử lý khi các con cãi nhau -  Mẹo phân xử khi các con cãi nhau


Chắc rằng ông bố bà mẹ nào cũng sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi nếu ngày nào các con cũng cãi nhau. Và có lẽ nhiều người sẽ băn khoăn không biết nên ngăn con mình lại hay cứ quan sát xem chúng sẽ xử trí như thế nào? Bởi vậy, trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm xử lý khi lũ trẻ nhà bạn cãi nhau như cơm bữa.

1. Hạn chế tối đa việc can thiệp vào cuộc cãi vã của con bạn

Chúng ta không nên can thiệp quá mức cần thiết khi các con mình cãi nhau. Thông qua những lần va chạm với anh chị em của mình, trẻ nhỏ sẽ học được cách tiết chế cũng như cách kiểm soát cảm xúc của mình. Đó là nên nhường nhịn đến mức độ nào, nên nói lại khi nào, nên nói thế nào để truyền đạt được ý kiến của bản thân, nên làm gì khi bị đánh, nên làm gì để giảng hòa, hay nên làm thế nào để kiểm soát cảm xúc giận dữ… Chắc rằng bản thân bạn cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi con được trải nghiệm và học cùng anh chị em mình về cách cãi nhau cũng như cách giảng hòa ngay từ khi còn bé đúng không nào.



Tuy vậy, cũng có những lúc bạn cần lên tiếng bảo con “Khoan đã!”. Đó là khi tình huống đó có thể khiến con bị thương. Chẳng hạn như khi thấy con dùng đồ chơi đánh vào người anh chị em của mình hoặc khi các con bạn bắt đầu chuẩn bị lao vào đánh nhau thì bạn cần lên tiếng bảo con dừng lại. Có thể cãi nhau nhưng không được phép làm đối phương bị thương, đó là chính là quy tắc tối thiểu của việc cãi nhau.

2. Không can thiệp nhưng cần nói cho con biết bạn đã quan sát toàn bộ sự việc

Nhiều khi một trong số các con của bạn nhường anh chị em mình để xoa dịu tình hình. Chẳng hạn như dù bị đánh nhưng bé vẫn nhịn chứ không đánh trả. Khi con bạn biết nhường anh chị em của mình hoặc nín nhịn để xoa dịu tình hình thì bạn nên công nhận những điều mà con đã làm được “Ngoan quá, con biết nhường em rồi à”, “Con biết nhường nhịn để mọi người khỏi cãi nhau rồi à, con giỏi thế”. Bằng việc nói cho con biết rằng bạn đã quan sát toàn bộ sự việc và nắm rõ mọi chuyện thì bé sẽ cảm thấy yên tâm và thỏa mãn vì được mẹ công nhận những điều mà mình làm được.


3. Hòa giải khi cuộc cãi vã của các con lên đến đỉnh điểm

Khi cuộc cãi vã của các con lên đến đỉnh điểm và bản thân các bé không thể tự giải quyết với nhau được thì bạn cần đứng ra làm trọng tài hòa giải. Lúc này, bạn không cần phân xử xem ai đúng ai sai mà bạn nên hỏi rõ ngọn ngành cũng như lắng nghe chăm chú lý do của từng bé.

Có trường hợp là cả hai bé cùng sai nhưng cũng có khi rõ ràng chỉ có một bé sai. Dù thế, các bé vẫn đang cố gắng để nói cho bạn biết lý do của các bé, bởi vậy bạn nên lắng nghe con “Ừ, thì ra là vậy”, rồi diễn đạt lại điều mà con muốn nói “Con không thích vì chị không cho con mượn đồ chơi à?”, “Vì thế nên các con cãi nhau à?”... Một cách khá kì lạ là khi trẻ biết được rằng mẹ hiểu mình thì bé sẽ cảm thấy bình tĩnh trở lại, và khi đã nói được ra điều mình suy nghĩ với anh chị em cãi nhau với mình thì nhiều trường hợp cuộc cãi vã của trẻ sẽ tự động lắng xuống.



Trẻ nhỏ trải nghiệm và học được nhiều điều trong thế giới của trẻ. Cãi nhau cũng là một trong số đó. Ngay cả các con tôi, dù một ngày cãi nhau phải đến mấy lần nhưng cả ba đều chơi rất thân với nhau. Hơn thế nữa, các bé cũng học được rất nhiều điều thông qua những cuộc cãi vã này theo đúng nghĩa “trải nghiệm thực tế”.

Những cuộc cãi vã của anh chị em trong nhà thường bắt đầu từ những lý do rất bé đến mức các ông bố bà mẹ nghĩ “Sao lại cãi nhau chỉ vì chuyện này?”. Bởi vậy, thay vì phân xử ai đúng ai sai, bạn nên yên lặng nghĩ rằng “Lại bắt đầu rồi đây” và trông chừng cuộc cãi nhau của các con để cố gắng hạn chế những điều nguy hiểm có thể xảy ra.
Tác giả: Emiko Sakurai
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2