Chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục từ A đến Z

 Lập dự an mở trường mầm non tư thục. Đầu tư mở trường mầm non cần bao nhiêu vốn? Mở trường mầm non tư thục cần những gì?Chuẩn bị thủ tục pháp lý thành lập trường mầm non tư thục

Mở trường mầm non tư thục đang là xu thế kinh doanh nổi trội nhất hiện nay. Nhiều người cho rằng hình thức kinh doanh này cần rất nhiều vốn đầu tư mà lợi nhuận thu về không cao.

{HỎI} điều kiện mở trường mầm non tư thục - thủ tục mở nhà trẻ gia đình

Chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục từ A đến Z
Chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục từ A đến Z

Trong xã hội hiện nay, trường mầm non tư thục xuất hiện ở hầu hết các con phố, tòa nhà chung cư, hoặc những nơi tập trung đông đúc dân cư. Điều này chứng tỏ xu hướng mở trường mầm non tư thục đang phát triển hơn bao giờ hết. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đa dạng về quy mô hoạt động cũng như cách thức quản lý của các trường mầm non. 

Sự khác biệt này chủ yếu do người đứng đầu tạo ra dựa trên cơ sở về tiềm lực tài chính, mục tiêu – sứ mạng kinh doanh, định hướng phương pháp giáo dục, địa điểm mở trường mầm non, đối tượng khách hàng phục vụ,…

Đầu tư mở trường mầm non cần bao nhiêu vốn?

Đầu tư mở trường mầm non chưa bao giờ là công việc dễ dàng, đòi hỏi sự quy tụ của các yếu tố khác nhau như: cơ sở vật chất, khả năng tài chính, đội ngũ nhân sự, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, chương trình đào tạo, hoạt động PR quảng bá hình ảnh,… 

Một trường mầm non tư thục muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh trên thị trường cần chuẩn bị đầy đủ những yếu tố trên. Dĩ nhiên công tác chuẩn bị này cần đến năng lực và nguồn vốn nhất định của nhà quản lý.

Xem chi tiết: Mở trường mầm non tư thục cần bao nhiêu vốn chất lượng

Số tiền đầu tư để mở trường mầm non tư thục?

Đa số những người có ý định mở trường mầm non đều thắc mắc chung một vấn đề, đó là: mở trường mầm non cần bao nhiêu vốn? Sẽ không có lời giải đáp tuyệt đối cho câu hỏi này, bởi lẽ kinh phí thành lập trường mầm non phụ thuộc vào quy mô hoạt động cũng như mức độ hoành tráng của nhà trường. 

Nếu người sáng lập chỉ muốn mở trường mầm non trong quy mô hạn hẹp, tọa lạc tại những nơi không phải trung tâm thành phố, ít dân cư sinh sống hoặc có mặt bằng kinh doanh không mấy thuận lợi (trong hẻm nhỏ, cơ sở vật chất bình thường), thì nguồn vốn kinh doanh không cần nhiều (khoảng 200-300 triệu là được).

Trái lại, nếu người sáng lập muốn ngôi trường của mình tọa lạc tại những con phố đông đúc dân cư, tòa nhà chung cư cao cấp hay trung tâm mua sắm của Thành phố, có quy mô hoạt động lớn mạnh, trang bị cơ sở vật chất hiện đại hoành tráng, thì kinh phí mở trường mầm non trong trường hợp này vô cùng tốn kém, có thể lên đến 2-3 tỷ đồng.

Thông thường trường mầm non tư thục càng hiện đại, tiến bộ, phát triển theo xu hướng Quốc tế, thì nguồn vốn huy động càng lớn. Bên cạnh đó, Các mô hình trường mầm non tư thục có quy mô nhỏ bé, cơ sở vật chất ở mức bình thường, nhằm phục vụ đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, thì nguồn vốn kinh doanh không cần nhiều. 

Người ta ước tính trung bình như sau: 

Một trường mầm non tư thục có từ 20-50 trẻ cần 200-400 triệu đồng đầu tư; 

Trên 100 trẻ cần 800 triệu đồng – 1 tỷ đồng đầu tư; 

Trên 300 trẻ cần từ 2-5 tỷ đồng đầu tư (tùy vào mức độ hoành tráng của trường mầm non).

Kinh phí mở trường mầm non tư thục bao gồm những gì?

Kinh phí đầu tư mở trường mầm non ở trên chỉ có tính chất tham khảo, bởi lẽ số tiền này còn phụ thuộc vào định hướng kinh doanh của mỗi người. Có những hệ thống trường mầm non tư thục lên đến hàng chục tỷ tiền đầu tư, nhưng cũng có những ngôi trường với số vốn đầu tư chỉ vẻn vẹn 100-200 triệu đồng. Xét một cách tổng quan, kinh phí mở trường mầm non tư thục bao gồm những khoản sau:

  • Chi phí hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hành chính xin thành lập trường mầm non tư thục theo quy định của Nhà nước;
  • Chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất của trường mầm non, bao gồm: thuê địa điểm mở trường, sửa chữa (hoặc xây mới) ngoại thất – nội thất theo ý muốn, mua sắm trang thiết bị vật tư, đồ dùng đồ chơi cần thiết.
  • Chi phí đầu tư cho đội ngũ nhân sự của trường mầm non, bao gồm: tuyển dụng giáo viên, người quản lý, nhân viên phục vụ, đào tạo chuyên môn,…
  • Chi phí cho hoạt động Marketing quảng cáo của trường mầm non, nhằm thu hút sự chú ý của các bậc huynh và trẻ nhỏ, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp nhất về nhà trường trong xã hội, dành được sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng,…
  • Chi phí dự phòng cho những vấn đề khó khăn của nhà trường (dự đoán phát sinh trong tương lai). Không ai dám chắc, lộ trình mở trường mầm non tư thục có thể diễn ra êm đẹp từ đầu đến cuối, mà không gặp phải bất kỳ sự cố nào. Những lúc như vậy, nhà trường cần có một khoản tiền nhất định để trang trải công việc tức thì. Kinh phí này có thể xem là một phần của nguồn vốn đầu tư ban đầu, dành riêng cho những việc phát sinh chưa biết đến, nhưng đều có chung mục đích là mở trường mầm non tư thục.

Mở trường mầm non tư thục có lãi không?

Câu trả lời được nhiều người mong đợi nhất chắc hẳn là: mở trường mầm non tư thục có lãi không?. Việc sinh lời từ hình thức kinh doanh trường mầm non phụ thuộc rất nhiều vào cách quản lý của người đứng đầu, làm thế nào để nhà trường phát triển lớn mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội, thu hút đông đảo trẻ em theo học,… có như vậy việc mở trường mầm non mới thực sự có lãi.

Xem thêm: Điều kiện đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Mở trường mầm non tư thục có lãi không?

Nếu quá trình phát triển trường mầm non diễn ra thuận lợi, thì việc sinh lời là hoàn toàn có thể xảy ra (thậm chí nhà trường có thể kiếm được rất nhiều lợi nhuận). Ước tính trung bình như sau: Nếu quy mô của trường mầm 300 trẻ, số vốn đầu tư từ 3-5 tỷ đồng, thì thời điểm hòa vốn có thể diễn ra lâu hơn (trung bình từ 3-4 năm hoạt động), nhưng bù lại nhà trường sẽ thu được rất nhiều lãi sau thời điểm hòa vốn đó.

Mục đích cao quý nhất của giáo dục chính là định hướng con người đến những điều tốt đẹp, làm cho cá nhân và xã hội cùng nhau phát triển. Do đó trước khi mở trường mầm non tư thục, vấn đề cần xác định ban đầu không phải là mở trường mầm non tư thục có lãi không (nếu có thì lãi thì được bao nhiêu tiền), mà là phải định hướng xem nhà trường sẽ mang đến giá trị gì cho con người và xã hội. 

Nếu giá trị cốt lõi của trường mầm non đáp ứng yêu cầu của xã hội, thì chắc chắn các bậc phụ huynh (gọi chung là khách hàng tiềm năng) sẽ tự tìm đến và tạo ra nguồn thu cho ngôi trường.

Mở trường mầm non tư thục cần những gì?

Mở trường mầm non tư thục trải qua nhiều công đoạn khác nhau, bao gồm: hoàn thiện hồ sơ thủ tục pháp lý, lựa chọn địa điểm mở trường, mua sắm trang thiết bị vật tư, tuyển dụng – đào tạo đội ngũ nhân sự, định hướng phương pháp giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo, tiến hành Marketing quảng bá thương hiệu,…

Mỗi công đoạn trên có thể xem là hành trình đầy thách thức với nhà sáng lập, đòi hỏi sự am hiểu pháp luật của Nhà nước, khả năng sắp xếp – quản lý công việc, chuẩn bị nguồn tài chính cần thiết, bắt kịp với xu hướng phát triển của trường mầm non trong nước và thế giới,… Quy mô hoạt động của trường mầm non càng hoành tráng thì công việc mở trường càng phức tạp.

Dẫu biết rằng, trường mầm non thư thục hoạt động bằng nguồn vốn của cá nhân, nhóm người hoặc một tổ chức bất kỳ trong xã hội, nhưng đều chịu sự quản lý chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, và các cơ quan ban ngành có thẩm quyền thuộc Nhà nước. Chính vì vậy, bước đầu tiên trong quy trình mở trường mầm non là hoàn thiện thủ tục pháp lý theo quy định của Nhà nước.

Xem thêm: Cung cấp thiết bị sân chơi trẻ em - Thiết kế khu vui chơi trẻ em ngoài trời

Căn cứ thủ tục pháp lý liên quan đến mở trường mầm non thư thục

Xử lý thủ tục pháp lý liên quan đến mở trường mầm non tư thục được căn cứ theo những quy định sau:

  • Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
  • – Luật số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
  • Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
  • Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

Những căn cứ trên nhằm định hướng cho trường mầm non hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền, tránh tình trạng triển khai công việc sai quy định chung hoặc đi ngược lại đường lối lãnh đạo của Nhà nước.

Để chuẩn bị cho công việc mở trường mầm non, người sáng lập cần tìm hiểu kỹ lưỡng các văn bản chính sách, thông tư hiện hành về việc mở trường mầm non trong và ngoài công lập (khối các trường mầm non tư thục được xếp vào trường mầm non ngoài công lập).

Trong hoàn cảnh, người đứng đầu không tự tin về trình độ pháp lý của mình, có thể nhờ đến sự tư vấn của đơn vị chuyên môn, ví dụ như: Công ty Luật chuyên tư vấn thủ tục pháp lý mở trường mầm non; Tổ chức liên kết – hợp tác các trường mầm non tư thục; chuyên gia kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục; những người có kinh nghiệm mở trường mầm non trước đó,… 

Họ sẽ hướng dẫn chi tiết mở trường mầm non tư thục cần những gì, và cách thức triển khai công việc hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Chuẩn bị thủ tục pháp lý thành lập trường mầm non tư thục

Quyết định thành lập trường mầm non tư thục

Việc thành lập trường mầm non tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) – nơi có ý định mở trường mầm non tư thục ra quyết định hoặc cho phép thành lập trường hợp pháp.

Để có được quyết định thành lập trường mầm non như trên, người đại diện hợp pháp của nhà trường phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện – gọi là hồ sơ đề nghị cấp quyết định thành lập trường mầm non tư thục. Bao gồm những loại giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị thành lập trường mầm non tư thục do cơ quan chủ quản là cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức xã hội có ý định mở trường soạn thảo. Trong đơn đề nghị cần ghi rõ các nội dung sau:

  • Sự cần thiết của việc mở trường mầm non tư thục;
  • Tên đầy đủ của trường mầm non tư thục;
  • Địa điểm dự kiến thành lập trường mầm non tư thục (có thể thuê hoặc mua bán mặt bằng).

2. Đề án mở trường mầm non tư thục do cơ quan chủ quản soạn thảo. Nội dung tổng quát của đề án mở trường mầm non phải phù hợp với sự phát triển chung của kinh tế – xã hội, cũng như mạng lưới quy hoạch các cơ sở giáo dục địa phương. Trong đề án cần trình bày rõ ràng và chi tiết các nội dung sau:

  • Mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ dài hạn, sứ mệnh tồn tại của trường mầm non tư thục;
  • Định hướng giáo dục, chương trình đào tạo của nhà trường;
  • Giới thiệu địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại của nhà trường;
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự;
  • Số lượng, trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của đội ngũ nhân sự;
  • Tiềm lực tài chính: tổng kinh phí đầu tư cho việc thành lập trường mầm non tư thục, khả năng chi trả và bảo đảm cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong ít nhất 3 năm đầu tiên. Trình bày tính hợp pháp và khả thi của nguồn vốn đầu tư cho trường mầm non trong từng giai đoạn;
  • Các giải pháp chăm sóc giáo dục trẻ trong từng giai đoạn; kế hoạch phát triển lâu dài của nhà trường;
  • Lợi thế của nhà trường so với các trường mầm non khác ở cùng địa phương;
  • Giá trị cốt lõi mà nhà trường mang đến cho trẻ em, các bậc phụ huynh và toàn thể xã hội;

3. Giấy tờ hợp pháp minh chứng cho việc sử dụng địa điểm mở trường mầm non dưới mọi hình thức: thuê đất (trong ngắn hạn và dài hạn), mượn đất, mua bán đất đai,… Giấy tờ này có thể là sổ đỏ chính chủ (đối với trường hợp mua đất làm địa điểm mở trường mầm non tư thục), hợp đồng thuê đất, giấy bàn giao cho mượn đất đai,… Sử dụng địa điểm mở trường mầm non tư thục có thời hạn ít nhất 5 năm.

4. Bản vẽ thiết kế quy hoạch mặt bằng trên diện tích mở trường mầm non; mô phỏng tổng quan các công trình kiến trúc xung quanh địa điểm mở trường mầm non (có thể thực hiện trên bản vẽ thiết kế quy hoạch tổng thể); bản vẽ chi tiết kiến trúc xây dựng trường mầm non sao cho đáp ứng tiêu chí giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo (về mặt diện tích sử dụng, tính an toàn, thuận tiện cho các đối tượng tham gia,…) đồng thời phục vụ tốt quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ em.

Quyết định thành lập trường mầm non tư thục do cơ quan có thẩm quyền cấp

Quy trình thực hiện cấp quyết định mở trường mầm non tư thục

– Cơ quan chủ quản của trường mầm non tư thục (cá nhân, nhóm người, tổ chức trong xã hội có ý định mở trường mầm non tư thục) chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ trên gửi trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc qua đường bưu điện cũng được) đề nghị cấp Quyết định thành lập trường mầm non tư thục hợp pháp.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Quyết định thành lập trường mầm non tư thục, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi công văn chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo là đơn vị trực tiếp thẩm định các điều kiện mở trường mầm non tư thục theo hồ sơ đề nghị trên. Thời gian chỉ đạo diễn ra trong khoảng 5 ngày tính từ lúc Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận được hồ sơ đề nghị cấp Quyết định mở trường mầm non tư thục.

– Căn cứ công văn chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cùng với hồ sơ đề nghị cấp Quyết định mở trường mầm non tư thục của cơ quan chủ quản, Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành chủ trì công việc, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tới nội dung thẩm định đánh giá đề nghị mở trường mầm non tư thục, sau đó báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét. Quá trình này diễn ra trong khoảng 15 ngày, kể từ khi Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận được ý kiến chủ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Căn cứ vào nội dung thẩm định, đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn có liên quan, nếu nhận thấy việc mở trường mầm non tư thục đáp ứng quy định của Nhà nước, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra quyết định thành lập trường mầm non tư thục, gửi trực tiếp về cơ quan chủ quản.

Trái lại, nếu việc mở trường mầm non tư thục chưa làm đúng quy định, hoặc còn một số nội dung thiếu sót chưa đủ điều kiện để ra quyết định thành lập trường, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ gửi trả bộ hồ sơ trên và có văn bản hướng dẫn đi kèm (trong đó trình bày rõ lý do đề nghị mở trường mầm non không đạt yêu cầu).

– Sau khi có quyết định thành lập trường mầm non tư thục từ phía Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu cơ quan chủ quản không tiến hành mở trường mầm non theo đúng đề nghị ở trên hoặc không có hoạt động nào chính thức, thì quyết định thành lập trường mầm non tư thụ không còn hiệu lực nữa.

Chi phí đầu tư mở trường mầm non có nhiều cấp độ khác nhau

Bài viết ở trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: mở trường mầm non tư thục cần những gì? Đây thực chất là quá trình đầy thách thức, đòi hỏi người đứng đầu phải am hiểu pháp lý, có năng lực quản lý tài chính và con người, nắm bắt tốt xu hướng phát triển của giáo dục, nhạy bén trước tình hình của xã hội,… Có như vậy việc mở trường mầm non tư thục mới thu được kết quả cao, và đền bù xứng đáng cho những gì đã bỏ ra của nhà đầu tư.

Kiến thức mở trường mầm non tư thục được cập nhật mới nhất tại Blog Mầm Non. Cá nhân, tổ chức trong xã hội có ý định mở trường mầm non tư thục có thể truy cập website chính thức để biết thêm thông tin!

Xem thêm: Chọn trường mầm non cho con chuẩn không cần chỉnh

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

7 Nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2