Tiết dạy Hoạt động góc Chủ đề bản thân 3-4 tuổi - Cô Tuyết Phạm

 Tiết dạy Hoạt động góc Chủ đề bản thân 3-4 tuổi - Cô Tuyết Phạm


GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN Đối tượng: 3-4 tuổi

I. Nội dung chơi:

+ Góc xây dựng: Xây dựng khu nhà của bé.

+ Góc đóng vai: Bế em, nấu ăn, bán hàng.

+ Góc nghệ thuật: Tô màu tranh bạn trai bạn gái, nặn vòng tặng bạn.

+ Góc học tập: Làm abum trang phục của bé, xếp hình bạn trai bạn gái.

II. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên góc chơi, tên các đồ chơi ở các góc.

- Trẻ biết cách thể hiện vai chơi, biết công việc của vai chơi .

- Biết chơi cạnh nhau để tạo ra sản phẩm.

- Trẻ biết phân biệt bạn trai và bạn gái.

2. Kĩ năng:

- Trẻ biết thể hiện hành động phù hợp với vai chơi của mình.

- Trẻ có một số kĩ năng đơn giản như : đóng vai, tô màu….

- Bước đầu hình thành kĩ năng chơi cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoat động,             

- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết, chia sẻ với bạn trong khi chơi

- Biết giữ gìn đồ chơi và biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định sau khi chơi.

III. Chuẩn bị:

- Góc xây dựng: Gạch,  các loại hoa, cây, cỏ, ngôi nhà.

- Góc đóng vai: Đồ chơi nấu ăn, búp bê, bát, đĩa, thìa, đồ dùng để bán hàng.

- Góc nghệ thuật: Tranh bạn trai, bạn gái, giấy A4, bút sáp, đất nặn, bảng khăn lau tay.

- Góc học tập: Lô tô bạn trai bạn gái, abum cho trẻ làm, một số trang phục cho trẻ làm abum.

IV. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ôn định tổ chức và giới thiệu đồ chơi các góc:

- Cô và trẻ đọc bài đồng dao «Đi cầu đi quán»

Hỏi trẻ:

- Các con ơi chúng mình vừa đọc bài đồng dao gì?

- Các bạn đi cầu đi quán đã mua được những gì nào?

- Muốn mua được nhiều thứ như vậy thì cần phải có ai?

=> À đúng rồi muốn mua được nhiều thứ như vậy chúng mình cần có người bán hàng đấy.

- Vậy cô đố các con biết hàng ngày chúng mình thường chơi bán hàng ở góc nào?

Đúng rồi trò chơi bán hàng ở góc đóng vai của lớp mình đấy.

- Các bạn có muốn chơi bán hàng không nhỉ?

Vậy hôm nay cô sẽ tổ chức cho chúng mình chơi ở các góc nhé.

- Ai có thể kể giúp cô các góc chơi của lớp mình?

=> Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi như:

+ Góc đóng vai: có búp bê, bếp từ, nồi và chảo đấy chúng mình sẽ chơi gì với những đồ chơi này?

- Vậy lát nữa con hãy rủ bạn về góc để chúng minh chơi nhé.

+ Góc nghệ thuật: có đất nặn và bút sáp màu, với những đồ dùng này chúng mình sẽ chơi trò chơi gì nào?

- Ai thích chơi tô màu cùng bạn?

+ Góc xây dựng: các con nhìn xem góc xây dựng cô có những gì đây? Đúng rồi góc xây dựng cô cũng chuẩn bị rất nhiều đồ chơi gạch, các loại hoa, các loại cây, ngôi nhà.

- Các con sẽ chơi gì với những đồ chơi này?

+ Góc học tập: Ở góc học tập có rất nhiều đồ chơi lô tô bạn trai bạn gái và những quấn album rất xinh sắn nữa lát nữa các con hãy về góc để chúng mình cùng chơi.

=> Khi tham gia chơi các con nhớ là phải chia sẻ đồ chơi với bạn không tranh giành đồ chơi khi chơi xong các con nhớ cất đồ chơi  mầm non vào đúng nơi quy định nhé, cô chúc các con có một buổi chơi thật vui vẻ.

- Bây giờ các con ai thích chơi ở góc nào thì chúng mình hãy về góc đấy để chơi nhé.

2. Quá trình chơi:

- Cho trẻ về góc chơi,cô cân đối trẻ chơi giữa các góc cho phù hợp.

- Khi trẻ chơi cô đến từng góc làm bạn chơi cùng trẻ, hướng dẫn trẻ chơi.

+ Góc đóng vai:

- Cô nhập vai chơi cùng trẻ. Vd: Bác nấu ăn ngon thật, bác Hà bế em khéo thế.

- Bác ơi bác đang làm gì thế?

- Bác đang tắm cho em bé à, bác gội đầu cho em cẩn thận kẻo nước vào mắt em bé nhé.

+ Góc xây dựng:

- Các bác đang xếp gì đấy?

- Các bác định xây khu nhà à, theo tôi bác nên xếp gạch cho thẳng hàng để khu nhà được đẹp hơn bác nhé.

- Bác đang làm gì vậy, theo bác chúng ta có nên trồng hoa ở đây không?

+ Góc nghệ thuật:

- Các bác đang làm gì vậy?

- Bác nặn vòng làm gì thế?

- Bác đang tô màu tranh bạn trai bạn gái à, bác tô cận thận để không bị trờm màu ra ngoài nhé.

+ Góc học tập:

- Bác ơi bác đang làm gì vậy?

- Để tôi giúp bác nhé....

- Những trẻ chưa biết chơi thì cô nhập vai chơi cùng và hướng dẫn trẻ chơi, không nên gò ép trẻ, bắt trẻ luyện tập nhiều lần khiến trẻ sợ , mất hứng thú chơi.

- Cô bao quát, sử lý nhanh, linh hoạt những tình huống sẩy ra trong khi chơi.

- Chú ý bổ sung nguyên liệu, đồ chơi trẻ cần thêm trong các góc

- Trong quá trình chơi cô đến từng góc chơi đã có sản phẩm và nhận xét luôn tại góc chơi trong quá trình chơi.

3. Kết thúc:

Cô tập chung trẻ giữa lớp sau đó cô nhận xét chung động viên khen ngợi trẻ.

Cho trẻ hát bài “bạn ơi hết giờ chơi” cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định.

- Trẻ đọc đồng dao.


- Đi cầu đi quán ạ.


- Có người bán hàng ạ.


- Góc đóng vai ạ.


- Có ạ.


- Trẻ kể.


- Trẻ trả lời


- Vâng ạ


- Trẻ tham gia chơi.


- Trẻ tham gia chơi.


- Trẻ trả lời.


- Trẻ cất dọn đồ chơi mầm non.

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2