GIÁO ÁN
Đề tài: Dạy trẻ nặn bánh trôi nước
Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi
Thời gian: 30 phút
Người soạn – dạy:
Để giáo dục cho trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực cũng như mang lại niềm vui cho các con. Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực và hoạt động này được sự ủng hộ, tán thành của rất nhiều phụ huynh học sinh. Các cô giáo đã tổ chức cho các bé cùng nhau trải nghiệm làm bánh trôi nước.
Xem thêm: Giáo án đi theo đường dích dắc 3-4 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách chia bột và nặn bánh trôi nước.
- Trẻ biết xoay tròn, ấn bẹt để cho nhân đường vào bánh và lăn tròn cho bánh kín đường, tròn và đẹp
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay
- Rèn tính kiên trì cho trẻ, óc quan sát và tính thẩm mỹ của trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ biết tạo ra sản phẩm và biết giữ gìn sản phẩm
- Giáo dục trẻ biết ăn uống hợp vệ sinh để tốt cho sức khỏe
II. Chuẩn bị
- Bột nếp xay mịn, nhân đường, đĩa, khăn lau tay, nồi, bếp từ
- Nhạc không lời

III. Tiến hành
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
*Trò chuyện - Cô giới thiệu hoạt động - Trước khi tham gia hoạt động quần áo phải gọn gàng và rửa tay sạch sẽ - Thưởng trò chơi: Làm bánh - Đôi bàn tay xinh đẹp của chúng mình vừa làm gì? - Ở nhà bố mẹ có làm bánh cho chúng mình ăn không? - Bố mẹ thường làm những loại bánh gì? - Chúng mình ăn bánh có ngon không? Có thích làm bánh không? - Con thích làm bánh gì? - Cả lớp mình cùng thích làm bánh trôi. Cô mời chúng mình tham gia chương trình: “Bé làm nội trợ” nhé! - Đến với chương trình ngày hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình cách làm bánh trôi. - Có rất nhiều loại bánh trôi như bánh trôi chay, bánh trôi thịt. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình làm bánh trôi chay Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên liệu - Muốn làm được bánh trôi thật ngon thì trước hết chúng mình phải chuẩn bị nguyên liệu gì? - Thứ nhất: Bột + Màu gì? + Được làm từ nguyên liệu gì? -> Bột được làm từ gạo nếp , gạo nếp xay thành bột cô đã pha với nước ấm nhào thành bột dẻo. - Thứ 2: Đường + Đường để làm gì? -> Nhân bánh trôi có thể làm bằng đường hoặc đỗ xanh. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình làm nhân bánh trôi bằng đường nhé. - Thứ 3: Vừng -> Vừng để trang trí bánh và làm bánh ăn có vị ngậy hơn. Hoạt động 2: Cô làm mẫu - Vừa rồi cô đã giới thiệu cho chúng mình nguyên liệu làm món bánh trôi công đoạn thứ 2: “Nặn bánh” - Bánh trôi làm bằng hình gì? - Muốn bánh trôi có hình tròn thì chúng mình phải làm sao? (xoay tròn) - Cô hướng dẫn nặn bánh: Cô lấy 1 ít bột sau đó cô xoay tròn, sau đó ấn dẹt, cô lấy nhân cho vào giữa dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt nhọn che hết nhân đi sau đó lại xoay tròn. Vậy là cô đã nặn xong chiếc bánh trôi nước rồi. - Cô cho trẻ nói lại cách làm. - Chúng mình có muốn làm được những chiếc bánh trôi giống cô không? - Cô đã chuẩn bị sẵn nguyên liệu, chúng mình hãy chia nhóm để nặn bánh nhé - Cho trẻ đọc: Vè làm bánh và đi về vị trí. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện (cô bao quát giúp đỡ trẻ) - Nhắc trẻ làm xong lau sạch tay Hoạt động 4: Luộc bánh - Cô thấy chúng mình rất giỏi chúng mình hãy mang bánh lên đây nào? - Chúng mình cùng sang công đoạn thứ 2: Luộc bánh - Trước khi luộc bánh cô có 1 yêu cầu: bếp luộc rất nóng vì thế chúng mình phải đứng xa quan sát, không xô đẩy nhau. - Chúng mình thấy bánh trôi bỏ vào nồi nước sôi thì nó làm sao nhỉ? - Khi bánh chín cô vớt bánh trôi cho vào nồi nước lạnh sau đó bày ra đĩa. - Công đoạn thứ 3 là chúng mình phải trang trí cho chiếc bánh thêm đẹp mắt. Cô đã chuẩn bị những đĩa vừng đã được rang sẵn. Lấy một ít vừng trang trí trên chiếc bánh. - Cô cho trẻ ăn bánh và nhận xét | - Lắng nghe -Trẻ chơi cùng cô Làm bánh ạ. - Trẻ trả lời - Có ạ. - Bánh trôi ạ. - Vỗ tay Lắng nghe Trẻ trả lời Hình tròn Xoay tròn Quan sát Trẻ nhắc lại Có ạ Trẻ đọc vè và đi về vị trí. Trẻ làm bánh Trẻ mang bánh Lắng nghe Chìm ạ Quan sát Trẻ trang trí bánh Ăn bánh và nêu nhận xét |
29 trò chơi âm nhạc dành cho trẻ mầm non hướng dẫn chi tiết