Hoạt động ứng dụng STEAM Xây cầu bắc qua sông trẻ 4-5 tuổi

Tổ chức chuyên đề ứng dụng STEAM vào giáo dục mầm non trẻ 4-5 tuổi (lớp mẫu giáo nhỡ B4). Tại hoạt động này, trẻ đã được tham gia dự án: Xây cầu bắc qua sông. Trẻ đã tự vẽ được bản thiết kế những chiếc cầu với các nguyên vật liệu khác nhau và hoàn thành được sản phẩm của mình. 

Đây là một dự án rất khả thi và mang tính ứng dụng cao. Trong thời gian tiếp theo, nhà trường sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hơn các hoạt động ứng dụng STEAM vào giáo dục trẻ ở các độ tuổi khác nhau để chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một tốt hơn.

Hoạt động ứng dụng STEAM Xây cầu bắc qua sông trẻ 4-5 tuổi

 Tên hoạt động học

Dự án STEAM: Làm cầu bắc qua sông

S: Khoa học: Trẻ khám phá tác dụng và nguyên tắc của cầu qua sông và vì sao cầu có thể đứng vững.

T: Công nghệ: Sử dụng thiết bị công nghệ cho trẻ khám phá và tìm hiểu cầu được xây dựng thế nào?

E: Chế tạo: Trẻ chế tạo cầu có thể bắc qua sông.

M: Toán: Đo lường

A:Nghệ thuật: Trẻ biết vẽ và trang trí cây cầu.

Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

-Trẻ hiểu nội dung và biết cách xử lí tình huống trong chuyện

-Trẻ nhận biết và gọi tên được cảm xúc của nhân vật trong truyện/video

-Trẻ biết cấu tạo và tác dụng của cây cầu.

2. Kỹ năng:

-Rèn kỹ năng tư duy logic, ghi nhớ, phát hiện.

-Trẻ có kỹ năng nghe, hiểu câu chuyện.

-Trẻ có kỹ năng sáng tạo, thiết kế cây cầu.

-Trẻ trả lời câu rõ ràng nhớ lời thoại.

3. Thái độ:

-Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.

-Trẻ yêu thương các bạn miền núi phải đi học vất vả, trèo đèo lội suối.

- Trẻ biết tiết kiệm, tái sử dụng các nguyên liệu để bảo vệ môi trường.

Chuẩn bị

1.Đồ dùng của cô:

-Chuyện “ Đôi bạn thân”

- Video về cây cầu, video về bạn nhỏ miền núi đi học vượt sông.

- Mô hình dòng sông.

2.Đồ dùng của trẻ:

-Bút chì, giấy A4

-Nguyên liệu làm cầu: Lego, bìa cattong, lõi giấy vệ sinh, vỏ sữa chua, băng dính đất nặn…

- Bàn ghế mầm non đủ cho số trẻ.

-Nhạc không lời

- Địa điểm: phòng học gọn gàng, sạch sẽ.

Cách tiến hành

1.Ổn định tổ chức

-Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Đôi bạn thân” cùng mô hình.

- Trò chuyện đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện:

+ Trong chuyện có những nhân vật nào ? 

+ Gà và Vịt muốn đi đâu?

+ Gà có biết bơi không? Gà cảm thấy như thế nào khi rơi xuống nước?

+ Vậy làm thế nào để Gà có thể sang bên kia sông cùng Vịt?

- Giáo viên cho trẻ đóng vai Gà Vịt để xử lí tình huống.

- Trẻ đưa ra phương án giải quyết vấn đề: Làm thuyền cho Gà qua sông, lấy phao cho Gà, Vịt cho Gà ngồi trên lưng rồi bơi sang, làm cầu cho Gà đi sang…..

- Liên hệ thực tế: Giáo viên cho trẻ xem video/ tranh ảnh học sinh miền núi vượt sông đi học mỗi ngày. Đàm thoại:

+ Trong tranh/ Video có gì?

+ Các bạn nhỏ đi đâu? Các bạn học như thế nào?

+ Các bạn cảm thấy như thế nào khi lội sông đi học?

=> Cảm xúc sợ hãi khi bị nước cuốn, cảm thấy lạnh/ bẩn khi bị ướt hết quần áo đi học. Các con muốn giúp đỡ các bạn nhỏ không? Con sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn nhỏ qua sông?

=> Thiết kế và làm 1 cây cầu vững chắc giúp các bạn nhỏ qua sông.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức: Làm cây cầu có thể qua sông.

a.Khoa học- công nghệ: Giáo viên cho trẻ xem tranh ảnh, video cấu tạo về cây cầu.

- Thảo luận về cấu tạo? Hình dạng? Số lượng chân cầu? Tác dụng của cây cầu? Vì sao cầu đứng vững được?

b.Tưởng tượng, lên ý tưởng, lên kế hoạch: Con làm cây cầu như thế nào? Bằng nguyên liệu gì?

Khoa học- công nghệ: Vì sao cầu có thể đứng được? Con sẽ làm mấy chân cầu?

Toán: Cây cầu phải dài hơn chiều rộng của dòng sông ? Trẻ đo xem cầu mình làm có dài hơn thước đo chiều rộng dòng sông đã cho.

c. Trẻ thực hiện: Thiết kế, chế tạo.

Giáo viên cho trẻ về bàn thiết kế cây cầu.

- Lựa chọn nguyên liệu để thiết kế cây cầu.

- Trẻ về bàn làm. Giáo viên quan sát hướng dẫn, tương tác với trẻ về nguyên liệu, cách làm….vì sao?

d. Trải nghiệm, đánh giá và giới thiệu thuyết trình về sản phẩm: Giáo viên cho trẻ mang sản phẩm ra chơi, trải nghiệm với hoạt cảnh ( Mô hình dòng sông)

- Kiểm tra cầu có đứng được không? Cây cầu có dài hơn chiều rộng dòng sông?

- Trẻ lựa chọn cây cầu mình thích? Vì sao?

- Cô mời trẻ lên thuyết trình, giới thiệu về cây cầu mình làm: Con làm được gì? Có mấy chân? Cầu của con có đứng được không?Vì sao? 

- Con làm cây cầu này cho ai? Vì sao? Con đặt tên cây cầu này là gì?

3: Kết thúc:

- Hỏi lại trẻ tên bài học

- Cô nhận xét giờ học

Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2