Giáo án Steam DỰ ÁN LÀM CON BẠCH TUỘC 4-5 tuổi

Giáo án Steam DỰ ÁN LÀM CON BẠCH TUỘC 4-5 tuổi

1. Các lĩnh vực hướng tới:

* Khoa học (S):

- Trẻ khám phá tìm hiểu về các loại bạch tuộc.                                         

* Công nghệ (T):

- Sử dụng công cụ phù hợp: Sử dụng máy ảnh, ipad, sách truyện, tranh ảnh…

* Kĩ thuật (E):

- Quy trình tạo ra con bạch tuộc từ các nguyên vật liệu.

* Nghệ thuật (A):

- Lựa chọn màu sắc của nguyên vật liệu phù hợp.

- Lên bản thiết kế, trang trí bạch tuộc sao cho đẹp.

* Toán (M):

- Đo khoảng cách, chiều dài, rộng để tạo ra con bạch tuộc có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau.

2. Các kỹ năng và nội dung chính:

2.1.  Các kỹ năng trong thế kỷ 21:

- Kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Kĩ năng tư duy, suy đoán.

2.2.  Nội dung kiến thức, kỹ năng:

* Kiến thức:

       - Trẻ biết số lượng trong phạm vi 5

      - Trẻ biết 1 số chất liệu, vật liệu rời như: bìa, ống hút nước, que đè lưỡi, băng dính 2 mặt, keo sữa, xốp dính,…..

       - Trẻ biết đặt câu hỏi truy vấn, trao đổi với giáo viên và các bạn để giải quyết vấn đề.

* Kỹ năng:

- Quan sát, lắng nghe, cùng nhau thảo luận và chia sẻ.

- Kỹ năng làm việc nhóm: thỏa thuận, hợp tác, phân công, chia sẻ và giúp đỡ nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung.

- Sử dụng các kỹ năng: đo, căng, buộc, dán, gắn, đính… để trang trí để tạo ra sản phẩm.

3. Nguyên vật liệu:

* Đồ dùng của cô:

E2:

- Sử dụng máy ảnh, ipad,

- Truyện, nhạc.

E4:

- Video clip quá trình trẻ thực hiện dự án.

* Đồ dùng của trẻ:

E2:

- Mô hình khung ảnh, máy tính, ipad, điện thoại, hình ảnh minh họa

E4:

- Các loại chất liệu: Bìa cattong, ông hút, que đè lưỡi, dây, băng dính,....

- Các dụng cụ: Kéo, thước, dụng cụ cắt băng dính.

4. Câu hỏi quan trọng:

- Con bạch tuộc có hình dạng như thế nào?

- Nên chọn chất liệu gì để làm con bạch tuộc?

- Làm thế nào để con bạch tuộc có thể di chuyển được?

5. Bài học 5E:

Nội dung

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* E1: Thu hút

Cô cho trẻ hát và vận động bài hát:  “Bé yêu biển lắm”

+ Các con vừa được hát bài gì?

+ Cho trẻ xem các hình ảnh con bạch tuộc, va các con vật sống dưới biển

- Đưa ra câu hỏi để trẻ giải quyết vấn đề: Những chú bạch tuộc rất đáng yêu sống dưới biển, các con có biết làm thế nào các chú bạch tuộc có thể bơi được ở dưới nước không?

+ Bạch tuộc có mấy phần?

+ Những chiếc xúc tua của các chú bạch tuộc có tác dụng gì?

- Trẻ cùng cô hát và vận động

- Trẻ đặt câu hỏi truy vấn.

* E2:

Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu về con bạch tuộc.

 - Trẻ hoạt động tại 3 nhóm:

+ Nhóm 1: Khám phá đặc điểm hình dạng và cấu tạo của con bạch tuộc.

+ Nhóm 2: Khám phá công dụng của các chiếc xúc tua của chú bạch tuộc

+ Nhóm 3: Khám phá về môi trường, thức ăn và khả năng di chuyển của con bạch tuộc.

- Tại các nhóm cô trao đổi và cùng trẻ tổng hợp những thông tin trẻ đã tìm hiểu được.

Tổng hợp lại những thông tin mà trẻ thu thập được theo sơ đồ:

+ Hình dáng, kích thước, màu sắc

+ Nguyên vật liệu

=> Cô kết luận: Con bạch tuộc có thể làm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Nó có nhiều hình dạng và kích cỡ. Đặc biệt các chú bạch tuộc có rất nhiều xúc tua để có thể bơi được và bảo vệ chúng khi gặp nguy hiểm.

-Trẻ về nhóm thảo luận.

 

* E3:
Giải thích

- Trẻ giải thích, chia sẻ với các bạn hiểu biết của nhóm mình về các chú bạch tuộc.

- Cô cho các nhóm còn lại đặt câu hỏi phản biện.

- Trẻ chia sẻ, trả lời câu hỏi phản biện của các bạn

* E4:
Mở rộng

* Chế tạo con bạch tuộc:

- Hoạt động 1: Hỏi

+ Giờ học trước các con được làm những gì?

- Các con đã sẵn sàng để làm những con bạch tuộc thật đẹp chưa nào?

- Hoạt động 2: Tưởng tượng.

+ Con bạch tuộc làm bằng gì?

+ Con bạch tuộc có hình gì?

+ Làm như thế nào để con bạch tuộc có thể di chuyển được?

- Hoạt động 3: Kế hoạch.

+ Trẻ về nhóm bàn bạc và lên bản thiết kế chi tiết.

+ Tìm kiếm và lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp.

- Hoạt động 4: Chế tạo.

Cô cho trẻ lựa chọn NVLvề nhóm để thực hiện.

+ Trẻ thực hiện chế tạo theo bản thiết kế của nhóm. Trong quá trình thực hiện, cô gợi mở và đưa ra các câu hỏi cho từng nhóm.

- Trẻ thể hiện mong muốn.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ làm bản thiết kế.

- Trẻ thực hiện.

* E5:

Đánh giá

Cô cho từng nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình: tên gọi, mục đích sử dụng, hiệu quả sử dụng.

Cô cho trẻ thảo luận và đặt ra các câu hỏi truy vấn.

Dựa vào vấn đề của thực tiễn, cô gợi ý trẻ có thể thay đổi thiết kế hoặc mở rộng thêm vào buổi hôm sau.

- Trẻ thực hiện.

6. Kiến thức giáo viên cần biết

- Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều chất liệu để làm được con bạch tuộc. Muốn làm được con bạch tuộc các con phải biết lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp như đĩa nhựa, đĩa giấy, ống hút, những nguyên liệu dễ gắn kết , dễ dán trang trí tạo thành con bạch tuộc…

- Quy trình làm con bạch tuộc, tên gọi và các bộ phận của được con bạch tuộc.

- Dạy trẻ nhận biết được ý nghĩa của việc tái sử dụng 1 số đồ dùng để làm đồ chơi tự tạo.
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2