Tết Thiếu nhi dành cho bé trai ở Nhật Bản - được gọi là “Tango no sekku”

Nhật Bản, ngày 5 tháng 5 là ngày “Tết Thiếu nhi” dành cho các bé trai, hay còn được gọi là “Tango no sekku” (Tiết Đoan Ngọ). Đây là ngày lễ cầu chúc cho các bé trai trưởng thành khỏe mạnh với nhiều phong tục từ xưa vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Tết Thiếu nhi dành cho bé trai ở Nhật Bản - được gọi là “Tango no sekku”
Tết Thiếu nhi dành cho bé trai ở Nhật Bản - được gọi là “Tango no sekku”

Vậy tại sao ngày lễ này lại có đến hai tên gọi khác nhau như vậy?. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu nguồn gốc tên gọi cũng như ý nghĩa của ngày lễ này.

“Tết Thiếu nhi” khác gì với “Tango no sekku”?

Tại Nhật Bản, hầu hết mọi người đều cho rằng “Tết Thiếu nhi” và “Tango no sekku” không có gì khác nhau. Thế nhưng, trên thực tế hai tên gọi này lại mang những ý nghĩa khác nhau.

Ngày “Tết Thiếu nhi” ở Nhật chính thức được chính phủ Nhật Bản ấn định vào năm 1948. Một trong những lý do ngày 5/5 được chọn là ngày Tết Thiếu nhi là do có nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần có ngày nghỉ lễ dành riêng cho thiếu nhi trong số các ngày nghỉ lễ chính thức trong năm, và đại đa số các đại biểu đều nhất trí chọn ngày 5/5.

“Tết Thiếu nhi” khác gì với “Tango no sekku”?


Theo Luật quy định các ngày nghỉ lễ ở Nhật Bản, đây là “ngày giúp mọi người nghĩ về hạnh phúc của trẻ em, tôn trọng tính cách của trẻ em, cũng như cảm tạ công sinh thành và dưỡng dục của các bà mẹ”. Bởi vậy, có thể nói đây không chỉ là ngày lễ cầu chúc cho sự trưởng thành của trẻ mà còn là ngày để cảm tạ công ơn sinh thành và dưỡng dục của người mẹ.

Bên cạnh đó, cũng trong ngày 5 tháng 5 này, người dân Nhật Bản còn tiến hành một phong tục lưu truyền từ xa xưa gọi là “Tango no sekku”.

Nguồn gốc của ngày lễ “Tango no sekku”

Nguồn gốc của ngày lễ “Tango no sekku”

“Tango no sekku” được biết đến như ngày lễ dành cho bé trai. Đây là phong tục cổ xưa của Trung Quốc và bắt đầu du nhập vào Nhật Bản từ thời Nara.

Theo lịch của nhà Đường (Trung Quốc), các ngày 7/1 (Nhân Nhật), 3/3 (Thượng Tị), 5/5 (Đoan Ngọ), 7/7 (Thất Tịch), 9/9 (Trùng Dương) được chọn làm ngày lễ đánh dấu thời điểm giao mùa. Các ngày lễ này được tiến hành nhằm mục đích trừ tà, cũng như để nhận được nguồn năng lượng từ thiên nhiên khi bước sang mùa mới. Năm ngày lễ này được gọi là 5 ngày lễ sekku và Tango no sekku là một trong số đó.

Cụm từ “Tango” (hay “Đoan Ngọ”) mang ý nghĩa “ngày Ngọ đầu tiên trong tháng”, chứ không chỉ riêng gì trong tháng 5. Tuy nhiên, cách đọc từ Ngọ giống với cách đọc của chữ Ngũ (số 5), đều là “Go” nên từ này được dùng để chỉ ngày mùng 5 hàng tháng, và bằng cách ghép chữ lại với nhau, ngày 5 tháng 5 được gọi là ngày lễ “Tango no sekku”.

Vào ngày lễ Đoan Ngọ, người dân thường treo ngải cứu hoặc thủy xương bồ (thạch xương bồ) trên mái hiên để trừ tà bằng mùi hương nồng của các loại cây cỏ này, cũng như tắm bằng nước nóng với thủy xương bồ (thạch xương bồ) để cầu mong khỏe mạnh, bình an.

Ngày lễ này trở thành ngày lễ dành cho các bé trai từ khi nào? - Tết Thiếu nhi dành cho bé trai ở Nhật Bản

Ngày lễ này trở thành ngày lễ dành cho các bé trai từ khi nào? - Tết Thiếu nhi dành cho bé trai ở Nhật Bản

“Tango no sekku” được du nhập vào Nhật Bản từ thời Nara và ngày lễ này cũng thay đổi theo thời gian. Vào thời Kamakura khi xã hội trở thành xã hội võ sĩ, do loại cây thủy xương bồ (thạch xương bồ) có cách đọc đồng âm với từ “shoubu” có nghĩa là coi trọng sự dũng mãnh và võ đạo trong tiếng Nhật, cũng như hình dạng của loại lá cây này giống với hình thanh kiếm - vật rất quan trọng đối với các võ sĩ, nên ngày lễ “Tango no sekku” này đã trở thành ngày lễ cầu chúc cho sự trưởng thành khỏe mạnh của bé trai, mong cầu đông con nhiều cháu và dồi dào sức khỏe.

Đến thời Edo, ngày 5 tháng 5 được ấn định là ngày lễ chính thức vô cùng quan trọng đối với Mạc phủ Tokugawa. Trong ngày này, các lãnh chúa và các cận thần kỳ bản sẽ mặc sắc phục vào thành Edo để tiến hành nghi thức cung chúc lãnh chúa.

Phong tục không thể thiếu trong ngày lễ “Tango no sekku”


Phong tục không thể thiếu trong ngày lễ “Tango no sekku”

Bên trái: bánh giầy chimaki làm từ gạo nếp được gói bằng lá chigaya; Ở giữa: Hoa thủy xương bồ (thạch xương bồ); Bên phải: bánh giầy kashiwamochi với nhân bánh giầy tròn gói bằng lá kashiwa

Mặc dù không có quy định món ăn truyền thống nào trong ngày lễ này nhưng do đây là ngày lễ cầu chúc cho các bé trai nên nhiều gia đình thường chọn các món ăn mong cầu cho bé trai nhà mình được khỏe mạnh và thành công trên đường đời.

Các món ăn thường xuất hiện trong bàn ăn của nhiều gia đình trong dịp này là cơm đậu đỏ (món ăn thường xuất hiện trong các dịp cầu chúc), cá tráp (biểu thị sự may mắn), cá cam Nhật Bản (loài cá này có tên gọi khác nhau qua mỗi thời kỳ phát triển nên mang ý nghĩa cầu mong công thành danh toại), măng (từ mong muốn bé trai sẽ mau lớn và trở nên thật mạnh mẽ), cá ngừ (đọc giống “người đàn ông toàn thắng”)...

Ngoài ra, có thể kể đến một số phong tục truyền thống được truyền lại từ nhiều đời trong ngày lễ dành cho các bé trai như:

Ăn bánh giầy kashiwamochi - Tết Thiếu nhi dành cho bé trai ở Nhật Bản

Tục ăn bánh giầy kashiwamochi trong ngày lễ “Tango no sekku” có từ thời Edo, bắt nguồn từ việc cây kashiwa không chịu rụng lá cũ khi chưa ra chồi non. Bởi vậy mà món ăn này biểu thị sự may mắn gia đình đời đời tiếp nối, không bao giờ gián đoạn.

Tết Thiếu nhi dành cho bé trai ở Nhật Bản - Bánh giầy chimaki

Đây là loại bánh giầy được làm từ gạo nếp bọc trong lá chigaya - một loại lá được dùng như thảo dược. Người Nhật thường ăn món bánh này để cầu mong bình an vô sự và tránh bệnh tật tai ương.

Thủy xương bồ (Thạch xương bồ)

Người Nhật thường tắm nước thả thủy xương bồ (thạch xương bồ) - một loại thực vật mang ý nghĩa trừ tà để cầu mong tai qua nạn khỏi và không gặp bệnh tật tai ương.

Mũ giáp kabuto thời xưa và búp bê bé trai mặc bộ áo giáp.

Tết Thiếu nhi dành cho bé trai ở Nhật Bản - Bánh giầy chimaki

Các gia đình có bé trai thường trang trí trong nhà với những chiếc mũ giáp kabuto thời xưa, búp bê Kintarou và Chung Quỳ (vị thần diệt yêu trừ tà) để cầu chúc cho bé trai của gia đình mình trưởng thành khỏe mạnh.

Cờ cá chép koinobori

Cờ cá chép koinobori

Cờ cá chép koinobori thường được treo trước hiên nhà hoặc trên mái nhà để cầu mong cho bé trai công thành danh toại trên đường đời sau này.

Như vậy, có thể thấy mặc dù “Ngày Tết Thiếu nhi” và ngày lễ “Tango no sekku” ở Nhật đều diễn ra trong cùng một ngày, nhưng ý nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau. Mong rằng các bé trai sẽ đón một ngày lễ thật là vui.
Blog mầm non

Diễn đàn cung cấp giáo án mầm non, tài liệu giảng dạy mầm non, bài giảng mầm non hay, giáo án lớp lá, giáo án nhà trẻ, giáo án lớp mầm, giáo án lớp lá, giáo án lớp chồi, nơi giao lưu giữa các giáo viên mầm non việt nam

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2