Hiện nay, ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, cán bộ quản lý, giáo viên bậc mầm non an tâm công tác vì được hưởng chế độ trực trưa, tuy nhiên mức hỗ trợ tiền trực trưa cho giáo viên cụ thể là bao nhiêu? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn đọc giả. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.
Tiền bồi dưỡng trực trưa giáo viên mầm non là xứng đáng!
Đây là vấn đề thắc mắc của giáo viên và phụ huynh khi cả hai không nhìn được những vấn đề của đối phương. Giáo viên thì mong muốn tăng phụ cấp còn phụ huynh thì cho rằng như vậy là quá cao. Vậy chúng ta cần tìm hiểu về những công việc của giáo viên vào buổi trưa và các hoạt động trông trẻ để hiểu được vấn đề này.
Xem thêm: Cách tính lương mới cho giáo viên mầm non mới nhất 2023

Nhiều bài viết về tiền bồi dưỡng trực trưa giáo viên mầm non, liệu có xứng đáng?
Ví dụ một trường học có nhiều khoản thu. Trong nhiều khoản thu thì có khoản “Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên làm thêm giờ” với tổng số tiền 157.320.000 đồng. Cụ thể bồi dưỡng giáo viên trực trưa 500 nghìn đồng/người/tháng; bồi dưỡng trách nhiệm giáo viên thu hộ tiền ăn 200 nghìn đồng/người/tháng; bồi dưỡng nhân viên làm thêm giờ 300 nghìn đồng/người/tháng; bồi dưỡng giáo viên làm vượt giờ 400 nghìn đồng/người/tháng…
Bài viết sau khi được đăng tải đã nhận hàng trăm ý kiến, bình luận của giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non – người trong cuộc. Đa số ý kiến đều tỏ rất thất vọng, buồn khi số tiền bồi dưỡng ở đây không bao nhiêu (khoảng 500 nghìn đồng/tháng/giáo viên). Mỗi phụ huynh chỉ đóng hơn 56 nghìn đồng trong 9 tháng để bồi dưỡng cho giáo viên trực trưa.
- Tài khoản T.N. bày tỏ bức xúc: “Trả hết lại cho phụ huynh đưa con về nhà mà trông, mà chăm. Chúng tôi bỏ cả gia đình, bỏ cả chồng con bữa cơm trưa nguội lạnh, tạm bợ chỉ vì học sinh bán trú, hy sinh quá nhiều để được gì chứ?”
- Hay tài khoản M.N. chia sẻ suy nghĩ: “Đối với giáo viên thì nên động viên họ hay nói cách khác nên trả thêm lương trực trưa vì buổi trưa không phải trẻ nào trong lớp cũng ngủ mà có 1 số trẻ không ngủ, cô giáo có muốn ngã lưng 1 tý cũng không được. Vậy nên trả lương trực trưa ở trường mầm non là hoàn toàn xứng đáng!”
- Đặc biệt một tài khoản mang tên H.N. bức xúc: “Phụ huynh không muốn có thể đón con về, chúng tôi những giáo viên mầm non cũng muốn nghỉ ngơi sau khi chăm hàng chục cháu mỗi buổi, thở còn không nổi đấy! Trong khi chúng tôi chăm các cháu phải làm rất nhiều việc, phụ huynh có thể nghỉ ngơi, đi làm công việc khác kiếm thêm tiền, làm giàu?”.
Giáo viên mầm non trực trưa làm công việc gì?
Chăm các cháu ngủ ngon giấc, làm đồ chơi mầm non, trang trí phòng học, lau dọn phòng học sạch sẽ, các cháu đại tiện, tiểu tiện phải dọn, phụ nấu bữa ăn chiều…đó là nhiều công việc mà giáo viên trực trưa làm trong khoảng 2h đồng hồ trước khi sang giờ học buổi chiều mà không được ngủ.
Một cô giáo mầm non chia sẻ công việc của cô như sau: “Mỗi sáng em dậy lúc 5h45 để đi tới trường. Do phụ huynh phải đưa con tới sớm để đi làm nên em phải có mặt sớm như vậy đón 18 cháu vào lớp. Sau 4 tiếng chăm sóc, vui đùa cùng với các cháu thì tới giờ ăn trưa bón cho các cháu ăn.
Khi các cháu đi ngủ thì em tranh thủ lau chùi phòng học, dọn “bãi chiến trường” do các cháu xả ra, làm đồ chơi học tập và giúp các cô rửa chén. Mà đâu phải hôm nào các cháu đều ngủ, các cháu phá lắm nên phải theo. Ở lứa tuổi ấy chưa bảo vệ được mình, có té ngã là giáo viên phải chịu trách nhiệm

Xem thêm: Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non của giáo viên mầm non
Đến chiều hơn 18h tối em mới về lại tới nhà khi lần lượt các cháu được phụ huynh tới đón về. Có lần phụ huynh đi công việc về trễ, điện thoại là em phải chờ thêm hoặc chở cháu về tận nhà giúp”.
Khi chúng tôi hỏi, tiền trực trưa cô nhận được bao nhiêu mỗi tháng? Cô giáo này cho biết, hơn 600 nghìn đồng/tháng. Số tiền này được phụ huynh “thỏa thuận” với Ban giám hiệu lúc họp đầu năm, được chính quyền địa phương cho phép thu.
Trường hợp cô giáo trên chỉ là một trong nhiều trường phụ huynh đồng ý “thỏa thuận” với Ban giám hiệu, giáo viên trong cuộc họp về hỗ trợ trợ tiền trực trưa. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều trường nếu chỉ cần vài phụ huynh trong hàng trăm phụ huynh không đồng ý là giáo viên không có tiền trực trưa. Số tiền đó vài trăm nghìn một tháng không bao nhiêu nhưng cũng là nguồn động viên tinh thần để các cô thêm lo cho gia đình, yêu nghề mến trẻ.
Ông Phạm Văn Rực, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hiệp Đức, Quảng Nam chia sẻ: “Theo tôi giáo viên mầm non rất cực, việc thu tiền chi hỗ trợ cho các cô giáo trực trưa là dễ hiểu được chứ không có gì quá cả! Việc này đâu có bắt buộc, giữa phụ huynh và Ban giám hiệu họp rồi đưa ra ý kiến thống nhất, sau đó đưa ra Hội đồng nhân dân để ra Nghị quyết thu”.
Số giờ thừa thì được hưởng chế độ trả lương dạy thêm giờ
Thông tư 48/2011/TT-BGDDT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nêu rõ:
Đối với các giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
Thời gian trực trưa đối với giáo viên mầm non giảng dạy trực tiếp và giáo viên mầm non làm công tác quản lý tại trường mầm non được tính trong tổng số giờ được quy định như trên, nếu số giờ thừa thì được hưởng chế độ trả lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8.3.2013 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Nên hỗ trợ tiền trực trưa cho giáo viên mầm non
Như vậy theo tìm hiểu ở trên thì công việc của giáo viên mầm non vào buổi trưa là khá vất vả. Giáo viên phải cho các con ngủ nhưng không phải đứa trẻ nào cũng ngủ ngoan. Hơn nữa các giáo viên cũng gần như không được ngủ trưa khi phải dọn dẹp phòng học, rửa bát và chăm lo cho con em khi trẻ không ngủ trưa.
Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì thời gian làm việc này của các giáo viên mầm non sẽ được tính vào thời gian làm việc thêm giờ nếu dư thời gian so với tiêu chuẩn. Vì vậy các giáo viên cũng được hưởng thêm tiền lương giờ dạy thêm với mức hưởng là 150% tiền lương giờ dạy thông thường.
Nhưng các giáo viên mầm non làm việc cả ngày không nghỉ ngơi như vậy là thực sự vất vả. Việc chăm sóc trẻ nhỏ không phải là điều dễ dàng bởi nếu không chăm sóc cẩn thận thì giáo viên đó còn phải chịu trách nhiệm. Vì vậy để giáo viên được khích lệ với mức thù lao xứng đáng thì các cơ sở dạy trẻ cần có những xem xét thực tiễn cụ thể để chăm lo đời sống của giáo viên.
Khi thấy mức lương chưa thoả đáng thì cần chủ động bàn bạc với cơ quan liên quan và đưa ra chính sách phù hợp với những ý kiến của phụ huynh để có mức trợ cấp xứng đáng cho giáo viên mầm non.
Như vậy, hỗ trợ tiền trực trưa cho giáo viên mầm non không phải là bắt buộc. Số tiền này được phụ huynh “thỏa thuận” với Ban giám hiệu lúc họp đầu năm, được chính quyền địa phương cho phép thu.
Xem thêm: Tâm sự cảm xúc nỗi khổ của cô giáo mầm non vùng cao
Tại nơi tôi làm viêc là vùng dân tộc thiểu số trường có nhiều điểm lớp chúng tôi phải làm quá nhiều viêc như: rửa chén, chùi nhà vệ sinh, thu tiền nếu không làm những việc này thì đưa vào công tác thi đua,còn hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ thoải mái chi tiền chúng tôi thu về, hàng năm không công khai tài chính không biết các khoản chi có chồng chéo không hỏi thì bí thư đại diện đảng thả lời nhiệm vụ của giáo viên là tập trung vào chuyên môn không cần biết công việc thu chi làm gì tổ chức công đoàn thì như bù nhìn khi bầu chủ tịch công đoàn thì bắt buộc phải là đảng viên, người dân thì đang phải hỗ trợ hạn hán mà nhà trường thu xã hội hóa 350.000/1 cháu cứ họp phụ huynh bắt giáo viên đưa giấy bắt viết tự nguyện xã hội hóa lớp nào phụ huynh viết số tiền ít là trừ thi đua của giáo viên, tôi xin hỏi qui định nào qui định giáo viên mầm non phải thu tiền, rửa cly, chén chùi nhà vệ sinh không.
Tôi có một người bạn làm y tế trường mầm non. Nhưng nghĩ hè chỉ có 1 tuần. Tôi thắc mắc vì làm công tác trong ngành giáo dục thì phải được nghĩ như nhau. Là 2 tháng hè. Xin trả lời dùm tôi
Làm những công việc như báo cáo, hồ sơ sổ sách của trường là trách nhiệm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vì họ đã được ăn lương trách nhiệm rồi vậy mà khi có phòng, sở hay bộ đi kiểm tra là lại bắt giáo viên đi làm cả ngày nghỉ. thử hỏi những việc đó ngày bình thường sao họ không hoàn thành mà fair đợi đến lúc có đoàn kiểm tra mới bắt đầu bắt giáo viên hì hục hoàn thiện nốt hồ sơ cho họ trong khi đó giáo viên chúng tôi đã làm bao nhiêu loại sổ sách của chúng tôi. khi thắc mắc thì họ đưa phòng ra dọa, vậy thông tư trên đưa ra họ có coi là gì không ạ. hay chính bản thân họ không hiểu hay cố tình không hiểu về bộ luật này ạ
Giáo viên mầm non hợp đồng 161 của thành phố có đưọc nghỉ hè như giáo viên hợp đồng không xác định thời hạn không và đi làm thêm hè cos dược huởng tiền làm thêm không? AI biết trả lời giúp em !
Cho tôi xin hỏi các lãnh đạo qua bộ giáo giục trong gió trong trễ hiệu trưởng có được sai giáo viên đi ra ngoài làm việc đi làm những việc khác ko .nếu đi công việc qua nhà trường mà say sa sử có ai là người ckiu chách nhiệm
Tôi cũng là giáo viên mầm non dạy đúng theo qui dinh vậy ma cứ bị. Hiệu trưởng hù chưa vô biên chế coi chug cho nghĩ viẹc. Hiệu trưởng chèn ép giáo viên. Con bệnh ko chi nghĩ. Giáo viên bệnh cũng ko duọc nghĩ. tiền khoản du lich moi tháng dóng 100 khi di con bênh nen xin nghi .hoi vè khoản tiên thì nói di cũng vậy ko đi cũng ko trả tiền.ngộ thiệt.hiệu truong gio chèn ép gv.gv kêu cưú p đâu đay??????????
Tôi cũng là GVMN cũng muốn chia sẻ để chị em chúng ta chia sẻ, các cấp lãnh đạo cùng suy ngẫm. Ngoài những cái khổ mà mọi người đã nói thì minh chia sẻ thêm hiện nay "phòng học" của chúng tôi là nhà của dân, nhà văn hóa, thậm chí là chùa chiền. Thôi kệ đây là tình hình chung của kt nước nhà còn eo hẹp vì lo việc lớn hơn như xây các đài tưởng niệm còn các em nhỏ từ từ cũng có.
Còn tiền sách vở, đồ dùng của cháu thì gv ứng đóng trước đi vì cái tội phối hợp với phụ huynh học sinh chưa tốt. Còn gv hợp đồng nếu k đủ tiền thì xin gđ chớ ai đâu mà đợi hoài còn nộp về cấp trên nữa mà khi nào phụ huynh học sinh lãnh tiền hỗ trợ thì thu lại nhưng về lớp hả thu chớ đừng thu nơi phát tiền nhưng khi lcó tiền rồi thì phụ huynh học sinh bận rất là nhiều việc nên k gặp cô giáo dc trẻ thì vẫn cứ di hoc mot mình cũng như mọi ngày ai biểu lớp học k giống lớp hoc chi.
Thôi kệ "nhà nghèo" thường ít được tôn trọng, biết đâu phụ huynh học sinh cũng có cái khó cho con đi hoc de huong che do ma nha nuoc cho minh. Thôi thì cứ coi đó là tình hình chung mà nhiệm vụ hiện nay của các cô là giúp trẻ khỏe mạnh,... chuan bi vao lop1. Còn những chuyện khác từ từ các cấp lãnh đạo tính.
Có mặt ở lớp học lúc 6h45p sáng và bước ra khỏi cánh cửa lớp học trung bình là 17h30p chiều- những người có quyền hạn hãy tính nhẩm hộ chúng tôi xem ngày chúng tôi làm mấy tiếng đồng hồ- có phải mỗi ngày chúng tôi làm gần 11h không. chắc người đọc đến đây sẽ thắc mắc vì sao trên tôi lại nói tuần làm gần 80h.Chưa kịp cho con ăn sáng đã phải có mặt ở trường để đón HS và gần tối mới về thì thử hỏi chúng tôi lo cho gđ vào lúc nào.
GVMN chúng tôi luôn cảm thấy có lỗi với chồng con nhưng kêu không thấu. Giá như công sức chúng tôi bỏ ra như vậy, làm thừa giờ như vậy thì chúng tôi phải được hưởng thừa giờ để đóng góp phần nào với gđ bởi sự "Vô trách nhiệm" của mình đối với gđ. nhưng không, không có 1 chế độ ngoài giờ nào dành cho chúng tôi cả.
Cũng là Gv mà các GV thể dục ở các cấp học khác, họ được hưởng mọi chế độ cũng như chúng tôi, ngoài ra họ còn hưởng chế độ ngoài trời, còn chúng tôi tại sao nhà nước không có 1 chính sách "GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TRỰC TRƯA CHO CHÚNG TÔI".
Buổi trưa lẽ ra chúng tôi được nghỉ trưa sau khi lo cho gđ, thì đằng này chúng tôi phải dốc toàn tâm lo cho các cháu, canh cho các cháu ngủ đủ giấc. Nếu chẳng may ghé lưng ngủ quên 1 tý mà BGH biết thì cũng phải làm mặt gượng cười. Buổi tối về nhà là lo giải quyết những hỗn độn mà 1 phụ nữ dù bận mấy cũng phải cân bằng xong thì lao vào giáo án, ngay cả ngày thứ 7, CN cũng dành tg để soạn bài- không làm thêm được bất cứ việc gì. Chính vì vậy mà GVMN trung bình 75 - 80h/tuần. Ngay cả việc đơn giản nhất là cho đứa con 4T đi ngủ như sự mong muốn của con, tôi cũng không đáp ứng nổi vì công việc còn rất nhiều.
Nếu tôi đi ngủ cùng con chắc chắn tôi sẽ ngủ quên và những gì mà tôi không thể ùn tắc dồn cho chồng được sẽ tồn đọng lại vì sẽ không dậy nổi sau 1 ngày CSGD trẻ. Nhiều lần tôi nói với con tôi là cứ lên giường nằm đợi mẹ, làm việc xong mẹ sẽ ngủ với con, nhưng không hôm nào dọn xong việc mà con tôi còn thức chờ mẹ. Dần dần trước khi đòi mẹ ngủ cùng thì đứa con gái 4T của tôi hỏi"Mẹ có phải làm việc không?"- nhìn con mà thấy thương quá các bạn ạ.
Tại sao cũng là GV mà các cấp học khác hưởng lương cho việc GD mà chúng tôi lại hưởng lương để Chăm sóc và Giáo dục mà chỉ hưởng lương GD như họ chứ không được hưởng lương chăm sóc (Trực trưa). Có lần người họ hàng bên chông so sánh lương của tôi và chồng tôi, họ nói rằng lương 2 vợ chồng tôi tương đương nhau. Mọi người biết chồng tôi nói gì không "không thể tương đương nhau được vì vợ em đi làm thời gian gần gấp 3 em nhưng lương thì chỉ như vậy".
Chỉ là những so sánh dùa nhau thôi nhưng mọi người có thấy rõ sự bất công dành cho GVMN không? Còn 1 điều nữa, GV ở các cấp học khác họ chỉ cần có mặt theo giờ quy định là đủ mặc cho HS có đi sớm bao nhiêu đi nữa. Còn chúng tôi cho dù chúng tôi đi đúng giờ, thậm chí đi sớm hơn thời gian quy định nhưng nếu phụ huynh đưa con đến sớm hơn cô 1 chút là họ chỉ trích Gv là cô đi muộn, cô ngủ nhiều...Bất công quá mọi người ạ.
1 GV chăm lo cho hơn 30 cháu: ăn - ngủ - học - chơi 11h/ ngày mà chỉ hưởng lương theo quy định, không có tăng giờ. Làm như chúng tôi có phải là đã làm tăng...tăng...tăng giờ không mọi người???
Quy định này làm 8h nhưng tôi tin 100% không giáo viên nào làm ít hơn 8h, ngoài 8h trên lớp chúng tôi phải tham gia các cuộc thi do ngành phát động, một năm không dưới 10 hội thi cho cô và trẻ. Nếu làm công nhân ở khu công nghiệp chúng tôi có thể tù chối tăng ca để chăm sóc gia đình, nhưng với nhiệm vụ là GVMN chúng tôi không có cá quyền đó, 8h trên lớp + ?h soạn giáo án + ?h làm đồ dùng đồ chơi + ?h hội thi, phong trào + ?h hội hộp ( hội đồng, chi bộ,công đoàn, chuyên môn(ít nhất 2 tuần 1 lần),họp tổ,nếu dưới 3o tuổi phải thêm họp chi đoàn, chưa kể những lần họp đột xuất, trực khi mua bão. thử nhìn bao nhiêu đó thời gian cho công việc ,GVMN con lãi bao nhiêu h để lo cho gia đình.
Hãy thử nghĩ...giáo viên mầm non đi làm mà chưa từng thấy mặt trời ở nhà mình. sáng đi mặt trời chưa mọc, chiều về mặt trời đã lặn mất, buổi trưa cũng phải trông trẻ. nhưng lương thì thế nào (các bạn cứ xem qui định)???
Chuyện bình thường thôi đã không đủ thu hút người ta làm nói chi đến dịch bệnh, thất nghiệp... đi làm thuê hàng ngày chỉ cần liên tục 20 ngày đã thu nhập cao hơn giáo viên mầm non.